Thông tin tài liệu:
Chiến lược thương hiệu Micheal Porter này hướng tới mục tiêu trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp trong ngành với tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Khi đó, công ty hoặc sẽ bán sản phẩm với giá trung bình của toàn ngành để thu được lợi nhuận cao hơn..
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược thương hiệu theo lý thuyết Micheal Porter - Phần 2
Chiến lược thương hiệu
theo lý thuyết Micheal
Porter - Phần 2
Chiến lược thương hiệu Micheal Porter này hướng tới mục tiêu trở thành
nhà sản xuất có chi phí thấp trong ngành với tiêu chuẩn chất lượng nhất định.
Khi đó, công ty hoặc sẽ bán sản phẩm với giá trung bình của toàn ngành để
thu được lợi nhuận cao hơn...
4. Thế mạnh chiến lược thương hiệu Micheal Porter
a. Chiến lược thương hiệu Micheal Porter dẫn đầu về chi phí:
• Chiến lược thương hiệu Micheal Porter này hướng tới mục tiêu trở
thành nhà sản xuất có chi phí thấp trong ngành với tiêu chuẩn chất
lượng nhất định. Khi đó, công ty hoặc sẽ bán sản phẩm với giá trung
bình của toàn ngành để thu được lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ
cạnh tranh, hoặc sẽ bán với giá thấp hơn giá trung bình để giành thêm
thị phần.
Trường hợp cuộc “chiến tranh giá cả” diễn ra, công ty vẫn có thể duy
trì một mức lãi nhất định, trong khi các đối thủ cạnh tranh buộc phải
chịu thua lỗ. Ngay cả khi không có sự xung đột hay mâu thuẫn về giá
cả, ngành kinh tế này phát triển, mở rộng và giá giảm xuống, thì những
công ty có khả năng giữ mức chi phí sản xuất thấp hơn vẫn có thể thu
lợi nhuận trong thời gian dài hơn. Chiến lược thương hiệu Micheal
Porter dẫn đầu về chi phí này thường được áp dụng cho những thị
trường rộng lớn.
• Doanh nghiệp có thể dựa vào một số phương thức để chiếm ưu thế về
chi phí bằng cách cải tiến hiệu quả của quá trình kinh doanh, tìm cơ hội
tiếp cận với nguồn nguyên liệu lớn có giá bán thấp, thực hiện việc
chuyển công đoạn kinh doanh ra nước ngoài một cách tối ưu và ra các
quyết định sát nhập theo chiều dọc, hoặc giản lược một số chi phí
không thật cần thiết. Nếu các đối thủ cạnh tranh không có khả năng cắt
giảm chi phí đến mức tương tự, thì doanh nghiệp có thể duy trì ưu thế
cạnh tranh của mình dựa trên sự dẫn đầu về chi phí.
• Những doanh nghiệp thành công trong việc áp dụng chiến lược dẫn đầu
về chi phí thường có những đặc điểm sau:
o Khả năng tiếp cận vốn tốt để đầu tư vào thiết bị sản xuất. Đây
cũng chính là rào cản mà nhiều công ty khác không thể vượt qua.
o Năng lực thiết kế sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất, ví dụ tạo
ra thêm một chi tiết nhỏ nào đó để rút ngắn quá trình lắp ráp.
o Có trình độ cao trong sản xuất.
o Có các kênh phân phối hiệu quả.
• Bất kỳ chiến lược chung nào cũng có những mạo hiểm ẩn chứa bên
trong, và chiến lược chi phí thấp cũng không phải là một ngoại lệ. Rủi
ro có thể xảy ra khi đối thủ cạnh tranh cũng có khả năng hạ thấp chi phí
sản xuất. Thậm chí, với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, đối thủ
cạnh tranh có thể có những bứt phá bất ngờ trong sản xuất, xóa đi lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp đang dẫn đầu về chi phí. Ngoài ra, có
một số công ty lại theo đuổi chiến lược tập trung vào các thị trường
hẹp, nơi không khó khăn để đạt được mức chi phí còn thấp hơn trong
mảng thị trường truyền thống của họ, từ đó sẽ cùng tạo thành một
nhóm kiểm soát mảng thị phần lớn hơn gấp nhiều lần.
b. Chiến lược thương hiệu Micheal Porter khác biệt hóa sản phẩm
• Đây là chiến lược phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp
sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ này có được những đặc tính độc đáo và
duy nhất, được khách hàng coi trọng và đánh giá cao hơn so với sản
phẩm của các hãng cạnh tranh. Giá trị gia tăng nhờ tính độc đáo của
sản phẩm cho phép doanh nghiệp đặt ra mức giá cao hơn mà không sợ
bị người mua tẩy chay. Họ hy vọng rằng mức giá cao hơn đó sẽ không
chỉ cho phép bù đắp các chi phí tăng thêm trong quá trình cung cấp sản
phẩm, mà còn hơn thế nữa: nhờ các đặc tính khác biệt của sản phẩm,
nếu nhà cung cấp tăng giá thì doanh nghiệp có thể chuyển phần chênh
lệch đó sang cho khách hàng, bởi vì khách hàng không thể dễ dàng tìm
được các sản phẩm tương tự để thay thế.
• Các doanh nghiệp thành công trong chiến lược thương hiệu Micheal
Porter khác biệt hóa sản phẩm thường có các thế mạnh sau:
o Khả năng nghiên cứu và tiếp cận với các thành tựu khoa học
hàng đầu.
o Nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) có kỹ năng và
tính sáng tạo cao.
o Nhóm bán hàng tích cực với khả năng truyền đạt các sức mạnh
của sản phẩm tới khách hàng một cách thành công.
o Danh tiếng về chất lượng và khả năng đổi mới của doanh nghiệp.
• Những rủi ro đi liền với chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là khả năng
bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước, hay chính những thay đổi trong thị
hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra, nhiều công ty còn theo đuổi chiến lược
tập trung có khả năng đạt được sự khác biệt ...