Danh mục

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak (12/5/1968) góp phần khai thông đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.20 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak (12/5/1968) góp phần khai thông đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tập trung làm rõ vị trí chiến chiến lược của Khâm Đức đối với cả ta và địch; sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak; đồng thời làm rõ ý nghĩa của chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak đối với cục diện chung của chiến trường Quảng Nam nói riêng, của Khu 5 nói chung, đặc biệt là việc khai thông tuyến đường vận tải chiến lược đường đông Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak (12/5/1968) góp phần khai thông đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng NamCHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC - NGOK TAVAK (12/5/1968) GÓP PHẦN KHAI THÔNG ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Lê Năng Đông1 Tóm tắt: Thắng lợi của chiến dịch Khâm Đức - Ngok Tavak ngày 12/5/1968 đã quétsạch quân địch trên một địa bàn trọng yếu, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn, gópphần bảo vệ phong trào cách mạng ở miền Tây Quảng Nam; khai thông tuyến đường 14,mở đường vận chuyển cơ giới từ hành lang chiến lược đông Trường Sơn xuống đồng bằngven biển Khu 5. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung làm rõ vị trí chiến chiến lược của KhâmĐức đối với cả ta và địch; sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quânkhu 5 trong chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak; đồng thời làm rõ ý nghĩa của chiếnthắng Khâm Đức - Ngok Tavak đối với cục diện chung của chiến trường Quảng Nam nóiriêng, của Khu 5 nói chung, đặc biệt là việc khai thông tuyến đường vận tải chiến lượcđường đông Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Phần từ khóa: Khâm Đức, Ngok Tavak, Chi khu quân sự, đường 14, Đường đôngTrường Sơn. 1. Mở đầu Thực hiện chủ trương của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5, từ ngày 09/5 đến12/5/1968, Sư đoàn 2, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 phối hợp với lực lượng vũ trang và nhândân các dân tộc huyện Phước Sơn tấn công tiêu diệt Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức- Ngok Tavak, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn, xóa sổ Trại Lực lượng đặc biệtKhâm Đức, khai thông tuyến đường 14, mở toang “cánh cửa thép” vào hệ thống đườngđông Trường Sơn và vùng giải phóng Khu 5, góp phần cùng cả nước làm phá sản chiếnlược “Chiến tranh cục bộ” và đánh bại các kế hoạch “tìm, diệt”, “quét, giữ” và “bình địnhnông thôn” của chúng. Vai trò ý nghĩa của chiến thắng Khâm Đức - Ngọc Tavak đã đượcthể hiện trong nhiều công trình, tuy nhiên để làm rõ ý nghĩa của chiến thắng này đối vớiviệc khai thông tuyến đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì chưa đượcđề cập nhiều trong các nghiên cứu. Bằng nguồn tư liệu lưu trữ, đồng thời cập nhật thêmnhững tư liệu mới, bài viết này sẽ tập trung làm rõ vị trí chiến lược của Khâm Đức đối vớicả ta và địch; sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trongchiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak; đồng thời làm rõ ý nghĩa của chiến thắng KhâmĐức - Ngok Tavak đối với cục diện chung của chiến trường Quảng Nam nói riêng, củaKhu 5 nói chung, đặc biệt là việc khai thông tuyến đường vận tải chiến lược đông TrườngSơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 2. Nội dung 2.1. Khái quát về Chi khu quân sự Khâm Đức1.  CB Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam 24 Lê Năng Đông Thung lũng Khâm Đức nằm về phía Tây Bắc huyện Phước Sơn, dài khoảng 3km, rộng khoảng 1,5 km. Phía Bắc và Tây Bắc có những dãy núi cao từ 600 đến 800m.Phía Nam giáp sông Nước Chè, bên kia sông là các điểm cao 676 (Tà Dê), chệchhướng Tây Nam có điểm cao 738 (Ngok Tavak). Phía đông giáp sông Nước Trẻo vàsông Đăk My. Phía Tây là những dãy núi cao bạt ngàn, có đường 14 bắt đầu từ HoàCầm (huyện Hoà Vang) đi lên Thượng Đức (huyện Đại Lộc), Nam Giang, ngược dòngĐăk My đến ngã ba Làng Hồi, băng qua thung lũng Khâm Đức lên Tây Nguyên xuyênthẳng đến phía Đông Nam bộ. Nhận thấy vị trí quan trọng về chiến lược đó, ngày 24/6/1958, chính quyền SàiGòn ra Nghị định số 335-NĐ/CP, thành lập quận Phước Sơn. Ngày 02/02/1959, Tỉnhtrưởng Quảng Nam có công văn nêu rõ kế hoạch “thượng du vận” tại Trà My, Hiên,Giằng, Phước Sơn, chúng nhận định“vùng này là hành lang hoạt động của Việt Cộngđể di chuyển cán bộ, liên lạc tin tức và tiếp vận bưu cục giữa Liên khu 4 (Thừa Thiên)và Liên khu 5 (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Tại vùng cao Hiên, Giằng Việt Cộng đã tổchức nhiều cơ sở do một đảng viên trong buôn chỉ huy và lấy hậu thuẫn của nhân dâncăn bản sinh hoạt”[8]. Và để khống chế vùng biên giới Việt - Lào, ngăn cản bước tiếncủa ta từ phía Tây xuống đồng bằng Quảng Nam,“chúng rút bớt số đồn bót ở vùngcao (Đắk Úc) vùng trung, tăng cường các cứ điểm còn lại cắm đến thêm ở vùng thấp(Trung Mang và Hiên), làm lại đường chiến lược 14 đầu năm 1962, làm đường 16Phước Sơn - Đak Úc… và xây dựng cụm cứ điểm Khâm Đức”[3]. Cùng với việc gấp rút khai thông đường 14 và 16, từ năm 1961, chúng cho xâydựng sân bay Khâm Đức, đến năm 1963, chúng thiết lập Trại Lực lượng đặc biệt KhâmĐức - Trung tâm Huấn luyện biệt kích, nhằm lùng sục sâu vào các trung tâm căn cứcách mạng, để phát hiện và tiêu diệt lực lượng của ta và ngăn cản ta tiến công xuốngđồng bằng; đồng thời, làm bàn đạp để đánh phá phong trào cách mạng miền núi QuảngNam và biên giới nước bạn Lào. Như vậy, Mỹ - Ngụy đã tập trung xây dựng Khâm Đức thành tiền đồn vững chắcở phía Tây Nam thành phố Đà Nẵng (đô thị lớn thứ hai ở miền Nam lúc đó, là nơiđóng các c ...

Tài liệu được xem nhiều: