Anh Nguyễn Xuân Hoàng nhờ tôi viết mục Sổ Tay cho Văn số này. Tôi chưa bao giờ phụ tráchmục gì cho bất cứ báo nào. Những bài tôi viết chỉ là những sáng tác “tự do": thơ, truyện, tùy bút,tiểu luận. Viết Sổ Tay thì phải đề cập ít nhiều đến nội dung của số báo sắp ra. Nhưng tôi khôngcó trong tay ngay cả mục lục của số báo, và tôi chỉ có một đêm để viết cho kịp “deadline" mà anhHoàng nhờ. Tôi gọi điện thoại, anh Hoàng nói: “Hạo muốn viết gì cứ viết, coi như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến tranh nhìn từ nhiều phía nhiều tác giả nhiều tác giảChiến tranh nhìn từ nhiều phía MỤC LỤC Những ngày tháng Năm năm 2004 của tôi Văn chương về chiến tranh Việt Nam và nhu cầu sáng tạo bút pháp mới Giữa những lằn đạn, giữa những quê hương Người đi, thơ còn lại Phỏng vấn Nguyễn Thị Hoàng Bắc Tôi không nói tiếng Ma-rốc [khi trả lời phỏng vấn của Trần Văn Thuỷ] Gạo đắng Quên và nhớ: Người Việt trên thế giới, chúng ta là ai? Ai chiến thắng? Về việc tra tấn kẻ khác Ðọc sách: Death of a Generation: JFK đảo chính Ngô Ðình Diệm để rút quân Chiến tranh và bệnh vĩ cuồng Triển lãm At War Vụ Kiện William Joiner Center: Ai có quyền viết lịch sử một cộng đồng? Cựu chiến binh, nhà thơ Vụ Trại người Việt tại Pháp và vụ William Joiner Center tại Mỹ Thư gởi nhà văn Cao Xuân-Huy nhân đọc lại Tháng Ba Gãy Súng Lớn lên trong hoà bình Tản mạn về vụ kiện chất độc da cam và nhóm VietUnity Hòa hay chiến, và phản chiến Chiến Tranh, mắt nhắm mắt mở Trận Valmy của các dân tộc thuộc địa Sự thật tương đối của lịch sử - Đọc “Trăng huyết” của Anthony Grey và Nguyễn Ước Chung một Chiến Hào nhiều tác giảChiến tranh nhìn từ nhiều phía Vẫn còn đó vết thương cũ Sống và chết sau chiến tranh Việt Nam nhiều tác giả Chiến tranh nhìn từ nhiều phía Những ngày tháng Năm năm 2004 của tôi Phan Nhiên HạoAnh Nguyễn Xuân Hoàng nhờ tôi viết mục Sổ Tay cho Văn số này. Tôi chưa bao giờ phụ tráchmục gì cho bất cứ báo nào. Những bài tôi viết chỉ là những sáng tác “tự do: thơ, truyện, tùy bút,tiểu luận. Viết Sổ Tay thì phải đề cập ít nhiều đến nội dung của số báo sắp ra. Nhưng tôi khôngcó trong tay ngay cả mục lục của số báo, và tôi chỉ có một đêm để viết cho kịp “deadline mà anhHoàng nhờ. Tôi gọi điện thoại, anh Hoàng nói: “Hạo muốn viết gì cứ viết, coi như một bài tùybút. Vâng, đây chỉ là bài tùy bút của tôi, đăng vào mục Sổ Tay thế chỗ cho người chủ bút bậnviệc, không liên quan gì đến quan điểm của tạp chí Văn.Tôi nhận lời, nhưng chưa nghĩ ra sẽ viết về điều gì. Rồi tôi tự hỏi, sao không bắt đầu bằng chínhnhững ý nghĩ của tôi về nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, người tôi vừa nói chuyện xong trên điệnthoại.Tôi chưa bao giờ gặp mặt anh Nguyễn Xuân Hoàng. Thỉnh thoảng tôi liên lạc với anh qua email,gấp thì gọi điện thoại, nói dăm câu cần thiết, không bao giờ ra ngoài phạm vi công việc. Tôikhông có cơ hội quen biết nhiều người làm văn nghệ ở đây, mặc dù tôi sống cách Little Saigonchỉ hai giờ lái xe. Không rõ vì sao, nhưng thật sự tôi hơi ngại gặp họ. Có thể vì cách biệt tuổi tác?Tôi nghĩ ở Mỹ, cái hố ngăn cách thế hệ rộng hơn ở Việt Nam. Một người lớn tuổi và một ngườitrẻ ở Việt Nam chỉ cách biệt nhau về tuổi tác, kinh nghiệm. Nhưng cũng hai người đó, nếu sốngở Mỹ, ngoài những cách biệt về tuổi tác và kinh nghiệm, còn có những cách biệt về ngôn ngữ, vềmức độ đậm nhạt văn hóa Việt-Mỹ, về mối liên hệ với quê hương, về quan điểm chính trị. Cáihố ngôn ngữ-văn hóa giữa các thế hệ người Việt ở đây rộng đến nỗi đôi khi trong cùng m ột nhà,cha mẹ con cái gần như không thể trò chuyện được với nhau. Tôi sang Mỹ khi đã lớn. Có nghĩatôi rất “Mít. Nhưng thật tình, tôi vẫn thấy ngại khi phải tiếp xúc với những người làm văn nghệthuộc thế hệ trước. Có thể một phần vì bản tính tôi không chủ động trong những quan hệ.Anh Nguyễn Xuân Hoàng là một trong hai người làm văn nghệ từ trước 1975 ở hải ngoại mà tôi nhiều tác giảChiến tranh nhìn từ nhiều phíaquen. Người kia là anh Khánh Trường. Cả hai đều là những người tôi cảm thấy gần gũi khi tiếpxúc, dù với anh Hoàng, chỉ là những tiếp xúc qua thư từ, điện thoại. Người ta đang đề cao mộtthứ văn chương tách biệt khỏi nhân cách nhà văn. Tôi biết vậy. Nhưng riêng tôi, trong tư cách mộtngười đọc, người làm thơ, tôi vẫn giành cho mình quyền được yêu mến “con người các nhà vănqua tác phẩm. Tôi không tìm cách tranh cãi hay thuyết phục ai ...