Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Thách thức hay cơ hội đối với Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Thách thức hay cơ hội đối với Việt Nam CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG: THÁCH THỨC HAY CƠ HỘI ĐỐI VỚI VIỆT NAM? US-CHINA TRADE WAR: CHALLENGES OR OPPORTUNITIES FOR VIETNAM? ThS. Thái Thu Hương Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục và có nhiều dấu hiệu khởi sắc sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra đã trở thành trở ngại lớn đối với dòng chảy thương mại toàn cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tác động không nhỏ đến nền sản xuất toàn cầu. Khi đối tượng tham chiến là Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia chiếm 2/5 GDP toàn cầu và 25% thương mại toàn cầu, chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia này không còn là cuộc chiến song phương mà kéo theo sự hệ lụy đến nhiều quốc gia, thậm chí lan tỏa khắp toàn cầu. Trong bối cảnh đó, việc định vị vị thế của một quốc gia cũng như đánh giá tác động của cuộc chiến này với Việt Nam và xác định rõ các thách thức và cơ hội với Việt Nam là cần thiết nhằm xác định các thay đổi chiến lược trong chính sách sản xuất và thương mại quốc gia. Nghiên cứu sau đây sẽ tập trung phân tích và tìm hiểu các kênh truyền dẫn tác động của tranh chấp thương mại quốc tế đối với một quốc gia và xem xét thực tế đối với Việt Nam để đưa ra các gợi ý chính sách phù hợp. Từ khóa: Chiến tranh thương mại Mỹ Trung, Chuỗi giá trị toàn cầu, Cơ hội, Thách thức, Việt Nam. Abstract In the era global economic recovery with many positive signs from the global financial crisis in 2008, the US-China trade war broke out, which become a major obstacle to trade flows, disrupts the supply chain and has a significant impact on global production. When two main protagonists were the United States and China, the world’s largest economies and traders that together accounting for two-fifths of global GDP and 25% of global trade, the trade war was no longer a bilateral war but entailed implications for many countries, even spread around the world. In this context, positioning a country's position as well as assessing the impact of this war on Vietnam and clearly identifying the challenges and opportunities of Vietnam are necessary to identify changes in strategy of national production and trade policies. The paper analyzes the channels of impact in international trade disputes on a country and consider the effect of trade war on Vietnam to make appropriate policy recommendations. Keywords: The US- China trade war, global value chains, opportunities, challenge, Vietnam 402 1. Giới thiệu Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục và có nhiều dấu hiệu khởi sắc sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra đã trở thành trở ngại lớn đối với dòng chảy thương mại toàn cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tác động không nhỏ đến nền sản xuất toàn cầu. Khi đối tượng tham chiến là Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia chiếm 2/5 GDP toàn cầu và 25% thương mại toàn cầu, chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia này không còn là cuộc chiến song phương mà kéo theo sự hệ lụy đến nhiều quốc gia, thậm chí lan tỏa khắp toàn cầu. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đã tái định hình thương mại quốc tế và trật tự thế giới. Cuộc chiến thương mại giữa hai nước đã kéo chậm lại đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu và có thể đẩy các nền kinh tế dễ chịu tổn thương vào khủng hoảng. Cuộc chiến thương mại cũng đặt ra các áp lực đáng kể lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và việc quản trị kinh tế toàn cầu dựa trên các nguyên tắc. Cuộc chiến thương mại và căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung cũng thúc đẩy các vấn đề về địa lý chính trị trong khu vực Trung Đông. Khi Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Trung Đông và Mỹ đã trở nước xuất khẩu ròng về dầu mỏ, Mỹ có thể thông qua ảnh hưởng với các nước Trung Đông để gia tăng áp lực lên Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng tạo ra các cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia. Tranh chấp căng thằng và kéo dài đã giảm hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Chỉ tính riêng Quý 1/2019, tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng hàng nhập khẩu vào Mỹ đã giảm 2%. Phần sụt giảm này đã được bù đắp bởi sự tăng trưởng trong hàng xuất khẩu của Mexico và Việt Nam vào thị trường Mỹ. Mặt khác, hàng hóa Trung Quốc không xuất được sang thị trường Mỹ sẽ tìm kiếm các thị trường xuất khẩu thay thế như châu Âu hoặc các nước láng giềng trong khu vực châu Á. Điều này cũng sẽ đe dọa đến khả năng cạnh tranh của các hàng hóa quốc nội tại các quốc gia này. Một vấn đề khác cũng đáng lưu ý là sự chuyển hướng thương mại của hàng hóa Trung Quốc. Để né tránh các sắc lệnh thuế bổ sung của Chính phủ Mỹ, các nhà sản xuất Trung Quốc đã lựa chọn “đường vòng” sang các nước thứ ba. Xuất khẩu hàng điện tử của Trung Quốc sang Đài Loan và Việt Nam đã tăng mạnh từ năm 2018. Đây là các mặt hàng xuất khẩu của các nước này sang Mỹ. Nhìn bề ngoài, việc tăng xuất khẩu các mặt hàng điện tử và các linh kiện liên quan từ các nước như Đài Loan và Việt Nam sang Mỹ có vẻ như một sự chuyển hướng thương mại nhưng đây có thể là các dấu hiệu chưa chính xác. Nếu căng thẳng Mỹ - Trung hạ nhiệt, Trung Quốc có thể cắt giảm xuất khẩu sang các nước thứ ba và quay lại con đường xuất khẩu trực tiếp truyền thống. Các phân tích trên cho thấy tình hình kinh tế và thương mại quốc tế đang có những dấu hiệu tích cực về khả năng mở ra các cơ hội mới cho Việt Nam, một nền kinh tế đang thúc đẩy tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và vốn FDI. Tuy nhiên, cũng còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, việc định vị vị thế của một quốc gia cũng như đánh giá tác động của cuộc chiến này với Việt Nam và xác định rõ các thách thức và cơ hội với ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học thương mại Phát triển kinh tế Chiến tranh thương mại Mỹ Trung Chuỗi giá trị toàn cầu Tranh chấp thương mại quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 271 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 216 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 193 0 0 -
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 173 0 0 -
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
5 trang 150 0 0 -
Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
8 trang 139 0 0 -
Bài giảng Chính trị - Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam
33 trang 122 0 0 -
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 trang 121 0 0 -
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 119 0 0 -
Xu hướng vận động của thị trường toàn cầu và định hướng nâng cấp ngành may Việt Nam
12 trang 118 0 0 -
Đề tài Quy trình sản xuất xúc xích xông khói
86 trang 114 0 0 -
Bài giảng Luật thương mại quốc tế (Năm học 2022-2023)
101 trang 104 0 0 -
Đo lường phát triển kinh tế bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
10 trang 103 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
10 trang 102 0 0 -
9 trang 99 0 0
-
6 trang 99 0 0
-
MÔ PHỎNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ XÁC ĐỊNH HỆ SỐ KHUẾCH TÁN RỐI NGANG
10 trang 85 0 0 -
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN - CHƯƠNG 4
60 trang 80 0 0 -
32 trang 79 0 0
-
11 trang 79 0 0