Danh mục

Chiến tranh tiền tệ _ phần 3

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“đột tử”. Việc một vị tổng thống vẫn còn minh mẫn hoạt bát tháng trước lại đột ngột từ trần tháng sau, dù thế nào thì đó cũng là một việc hết sức đáng ngờ. Có một số nhà sử học cho rằng tổng thống băng hà là do bị đầu độc, có thể thời gian hạ độc là vào ngày 30 tháng 3, và sau 6 ngày thì tổng thống Harrison từ trần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến tranh tiền tệ _ phần 3 “đột tử”. Việc một vị tổng thống vẫn còn minh mẫn hoạt bát tháng trước lại đột ngột từ trần tháng sau, dù thế nào thì đó cũng là một việc hết sức đáng ngờ. Có một số nhà sử học cho rằng tổng thống băng hà là do bị đầu độc, có thể thời gian hạ độc là vào ngày 30 tháng 3, và sau 6 ngày thì tổng thống Harrison từ trần. Cuộc đấu tranh xung quanh chuyện ngân hàng trung ương tư hữu và hệ thống tài chính độc lập càng trở nên căng thẳng hơn vì cái chết của tổng thống Harrison. Trong năm 1841, Đảng Whig do Henry Clay chủ trì đã hai lần đề xuất phải khôi phục lại ngân hàng trung ương tư hữu và phế bỏ chế độ tài chính độc lập, kết quả cả hai lần đều bị người kế nhiệm của tổng thống Harrison là phó tổng thống John Tyler phủ quyết. Henry Clay tức giận và xấu hổ đã ra lệnh khai trừ John Tyler ra khỏi đảng Whig, kết quả là tổng thống John Tyler “may mắn” trở thành vị tổng thống “mồ côi” bị khai trừ ra khỏi đảng duy nhất trong lịch sử nước Mỹ. Battle Chapultepec with Mexican Army American Occupation of Mexico City General Zachary Taylor chỉ huy cuộc chiến tranh với Mexico Đến năm 1849, một nhân vật khác của đảng Whig là Zachary Taylor sau khi trúng cử tổng thống, đã khôi phục lại hy vọng của ngân hàng trung ương. Việc xây dựng một ngân hàng trung ương tư nhân theo mô hình của ngân hàng Anh là mơ ước cao nhất của các ngân hàng, và nó có nghĩa rằng, cuối cùng thì ngân hàng cũng quyết định được số phận của quốc gia và nhân dân. Nhìn vào vết xe đổ trước đó của tổng thống Harrison, Taylor luôn tỏ ra hững hờ đối với vấn đề ngân hàng trung ương hết sức quan trọng này, nhưng đồng thời ông cũng không cam tâm trở thành con rối trong tay Henry Clay. Nhà sử học Michael Holt đã cho rằng, Tổng thống Tayler đã từng ngầm bày tỏ như thế này “Chủ ý xây dựng ngân hàng trung ương đã được định đoạt, và đó không phải là vấn đề cần được tôi xem xét trong nhiệm kỳ của mình.” [27] Kết quả là, “cái đã được định đoạt” ở đây không phải là sự chú ý của ngân hàng trung ương mà nhắm vào bản thân tổng thống Taylor. Ngày 4 tháng 7 năm 1850, Tổng thống Taylor tham dự lễ quốc khánh được cử hành trước đài tưởng niệm Washington. Thời tiết hôm đó hết sức oi nồng, Taylor đã uống một chút sữa đá, và ăn thêm mấy quả anh đào, kết quả là ông bị đau bụng. Đến ngày 9 tháng 7 thì vị tổng thống khôi ngô vạm vỡ này cũng ra đi một cách thần bí. Sự kiện đột tử thần bí vì những căn bệnh chẳng đâu vào đâu của cả hai vị tổng thống có xuất thân từ quân nhân này đương nhiên đã gây xôn xao dư luận. Còn giới sử học thì tranh luận về đề tài này trong hàng thế kỷ. Năm 1991, sau khi được sự đồng ý của người nhà Tổng thống Taylor, thi thể của ông đã được khai quật lên, người ta lấy mẫu móng tay và tóc của Tổng thống đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy, ông chết vì bị đầu độc. Đương nhiên cơ quan điều tra đã nhanh chóng lấp liếm rằng lượng đầu độc rất nhỏ không đủ để gây chết người, sau đó vội vàng kết thúc vụ điều tra. Cho đến ngày nay, chẳng ai biết được tại sao cơ thể tổng thống lại có những thứ độc tố này. NGÂN HÀNG QUỐC TẾ RA TAY TẠO NÊN CUỘC “KHỦNG HOẢNG NĂM 1857” Do Ngân hàng thứ hai của Mỹ đóng cửa năm 1836 nên các ông chủ ngân hàng quốc tế đã đột ngột ra tay rút sạch toàn bộ lượng tiền tệ kim loại đang lưu thông ở nước Mỹ, tạo nên khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng liên tục trong 5 năm ở quốc gia này. Mặc dù vào năm 1841, đại diện của các chủ ngân hàng quốc tế đã từng hai lần thử khôi phục lại hệ thống ngân hàng trung ương tư nhân, nhưng cả hai lần đều thất bại, mối quan hệ giữa hai bên rơi vào trạng thái đóng băng, tình trạng siết chặt tiền tệ của Mỹ kéo dài mãi đến năm 1848 mới bắt đầu được giải tỏa. Nguyên nhân khiến cho tình hình chuyển biến tích cực tất nhiên không phải do các ông chủ ngân hàng quốc tế quá từ bi, mà là do vào năm 1848, nước Mỹ đã phát hiện mỏ vàng rất lớn: mỏ vàng San Francisco. California goldfields in the Sierra Nevada and northern California Merchant ships fill San Francisco harbor in 1850 or 1851. Gold miners excavate a river bed after the water has been diverted into a sluice alongside the river. Lượng cung ứng vàng của Mỹ liên tục trong 9 năm kể từ năm 1848 đã tăng vọt chưa từng thấy, chỉ riêng California đã sản xuất ra một lượng tiền vàng trị giá đến 5 tỉ đô-la Mỹ. Năm 1851 ở Úc cũng phát hiện được một mỏ vàng có trữ lượng lớn, lượng cung ứng va ...

Tài liệu được xem nhiều: