Sự cung phụng quá mức của các bậc cha mẹ đôi khi là con dao hai lưỡi, làm hại chính con mình Do cách dạy dỗ và ứng xử sai lầm của bố mẹ mà không ít những "cậu ấm", "cô chiêu" bước vào đời không toàn vẹn về nhân cách, nặng thì trở thành người hư hỏng, không thể kiểm soát nổi, nhẹ thì cũng là những con "gà công nghiệp" không biết làm gì. Với nhiều gia đình hiện nay, sự cưng chiều đã thể hiện thái quá ngay từ khi đứa trẻ mới ra đời. Gia...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiều con quá hóa bi kịch
Chiều con quá hóa bi kịch
Sự cung phụng quá mức
của các bậc cha mẹ đôi khi
là con dao hai lưỡi, làm
hại chính con mình
Do cách dạy dỗ và ứng xử
sai lầm của bố mẹ mà
không ít những cậu ấm,
cô chiêu bước vào đời
không toàn vẹn về nhân
cách, nặng thì trở thành
người hư hỏng, không thể
kiểm soát nổi, nhẹ thì cũng
là những con gà công
nghiệp không biết làm gì.
Với nhiều gia đình hiện nay, sự cưng chiều đã thể hiện
thái quá ngay từ khi đứa trẻ mới ra đời. Gia đình chị
Hương là một ví dụ. Bé Hùng ra đời là tâm điểm chú ý
của họ hàng nội ngoại. Bé là cục vàng, cục cưng của
ông bà, bố mẹ, được chăm lo từng tí một, ăn những loại
sữa đắt tiền nhất, đồ chơi xịn nhất và muốn sao được nấy.
Mọi đòi hỏi của Hùng không khác gì mệnh lệnh. Mỗi
lần Hùng la khóc là cả nhà lại rối lên, vì bé là cháu đích
tôn. Rồi theo thời gian, Hùng lớn lên, đồng nghĩa với vị
thế trong nhà của bé cũng lớn lên, dù Hùng cãi láo với
ông bà nhưng cả nhà đều nhắm mắt cho qua. Hùng còn tỏ
ra vô lễ ngay cả với khách.
Hùng coi bố mẹ không khác gì người hầu, nhất là khi nó
ý thức vị thế của mình. Hùng liên tục la hét: Tại sao mẹ
không giặt cái áo này cho con?, Tại sao mẹ lại chuẩn bị
sách này, hôm nay con học toán chứ không phải lý, bực
cả mình. Mỗi khi có bạn rủ đi chơi, Hùng cũng ngồi một
chỗ mà kêu áo đâu?, giày đâu?, mũ đâu?, còn chị
Hương thì phải loay hoay tìm đồ cho con.
Nhiều cậu ấm cô chiêu, sinh ra trong những gia đình giàu
có, được bố mẹ cho tiêu tiền ngay khi còn nhỏ nên sớm
có thói quen giải quyết mọi chuyện bằng tiền. Biết thuê
bạn làm bài tập, trả tiền để bạn cho chép bài trong giờ
kiểm tra, rồi dùng cả tiền để mua tình cảm. Mỗi khi xảy
ra sự cố, chính những ông bố, bà mẹ ấy lại đứng ra dùng
tiền chạy chữa cho lỗi lầm của con mà không hề nghĩ đến
tình trạng đạo đức ngày càng xuống dốc của chúng.
Thu Hà là con một nên được bố mẹ rất cưng chiều. Vừa
vào cấp 3, Hà muốn có xe SH đi học là có ngay. Hà được
dùng điện thoại di động từ năm lớp 8. Còn tiền thì Hà
tiêu không phải suy nghĩ!. Quần, áo, giày toàn hàng
hiệu, giá tiền triệu.
Như một hệ lụy tất yếu của việc ăn chơi đua đòi, Hà sớm
lao vào vòng yêu đương khi chỉ mới 16 tuổi. Và bố mẹ
Hà chỉ gần như ngất xỉu khi thấy một thằng con trai ở
cùng phòng con gái mình.
Thực tế đã cho thấy, với những đứa trẻ được cưng chiều
quá mức, nếu may mắn không hư hỏng thì cũng trở thành
những người ỷ lại, không thể tự chăm lo cho mình.
Với Ngọc Anh, mười mấy năm đi học từ lớp mầm non
cho đến đại học, bố vẫn ô tô đưa đi đón về đều đặn, ngày
nắng cũng như ngày mưa. Cô cũng chưa từng làm một
việc nhà nào, dù là nhỏ nhất, chỉ việc ăn, học và chơi.
Rồi đến lúc cô lấy chồng, do sợ con không biết lo toan
nhà cửa, sợ chồng nó chán rồi bỏ, nên mẹ Ngọc Anh
ngày nào cũng sang nhà nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa cho
hai đứa. Gần 30 tuổi, Ngọc Anh vẫn chỉ là búp bê bé
bỏng của mẹ.
Anh Định (Đống Đa) đã kể, vợ chồng anh luôn cố tạo
cho con một môi trường sống vô trùng. Nhưng con gái
anh ngày càng sống khép kín, sức học thì giảm sút. Gặng
hỏi, anh chị mới biết cháu bị bạn bè trêu chọc là em
chã. Lúc đấy anh chị mới giật mình vì đã ủ con quá kỹ
mà không đúng cách.
Kết quả của việc nuông chiều ấy nhiều khi không được
như ý muốn. Một cô bé quyết định rời bỏ giảng đường
đại học vì không chịu nổi sức ép của việc bị bố mẹ nuôi
như gà công nghiệp. Nhiều ông bố bà mẹ phải thốt lên
rằng: Lúc mình ốm mà con vẫn ngồi chờ bố mẹ phục vụ
ăn uống, đưa đón. Buồn như muốn khóc, lúc ấy mới ân
hận vì đã biến nó thành một cái cây tầm gửi, có biết làm
gì đâu.
...