Danh mục

Chiều hướng phát triển dân số và học sinh, hiện tại và tương lai

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 262.50 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nằm trong dự án nghiên cứu chung về giáo dục. Vì số học sinh, sinh viên và do đó vấn đề ngân sách cần cho giáo dục trong tương lai có mối quan hệ chặt chẽ với dự báo dân số, bài này nhằm phân tích dự báo dân số trong các độ tuổi đi học, để từ đó đánh giá tình hình giáo dục hiện nay và khả năng sắp tới. Từ thông tin cơ sở này, bài tiếp theo sẽ đi vào phân tích việc tài trợ cho chiến lược phát triển giáo dục......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiều hướng phát triển dân số và học sinh, hiện tại và tương lai thời đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Số 13 - Tháng 3/2008 Chiều hướng phát triển dân số và học sinh, hiện tại và tương lai Vũ Quang Việt Bài viết này nằm trong dự án nghiên cứu chung về giáo dục. Vì số học sinh, sinh viên và do đó vấn đề ngân sách cần cho giáo dục trong tương lai có mối quan hệ chặt chẽ với dự báo dân số, bài này nhằm phân tích dự báo dân số trong các độ tuổi đi học, để từ đó đánh giá tình hình giáo dục hiện nay và khả năng sắp tới. Từ thông tin cơ sở này, bài tiếp theo sẽ đi vào phân tích việc tài trợ cho chiến lược phát triển giáo dục trong đó bao gồm ngân sách nhà nước và học phí. Cũng nhờ cơ sở số liệu xây dựng trong bài này, có thể rút ra những kết luận như sau: Mặc dù dân số Việt Nam nhìn chung tăng từ 77,6 triệu năm 2000 lên 84,2 năm 2006 nhưng dân số trong độ tuổi 6-10 đã giảm mạnh, từ trên 9 triêu năm 2000 con ̣ ̀ 6,8 triêu năm 2006, tức là giảm 25% trong khi đó, số học sinh còn giảm mạnh hơn, ̣ ở mức 28% từ 9,7 triệu xuống 7 triệu. Giảm dân số là lý do chính cho hiện tượng giảm số học sinh nhưng bỏ học cung là vân đê. ̃ ́ ̀ 1. Cấp tiểu học: Từ năm 2006 trở đi, dân số nói chung sẽ tiếp tục tăng, đạt con số gần 104 triệu năm 2030, nhưng dân số ở tuổi tiểu học sẽ tiếp tục giảm xuống 6,5 triệu vào năm 2020, và 6,3 triệu vào năm 2030. 2. Cấp trung học: Sau năm 2006, số dân đến tuổi học trung học sẽ giảm mạnh, từ 12,8 triệu năm 2006 sẽ chỉ còn 10,4 triệu năm 2015 và tiếp tục ở mức thấp này sau đó. 3. Nói chung học sinh cấp phổ thông kể cả trung học và tiểu học nếu tính từ 2006 đến năm 2020, sẽ giảm hơn 3 triệu và sau đó vẫn còn giảm nhẹ. 4. Cấp đại học: Số dân ở độ tuổi đi học đại học vừa qua vẫn tăng, trung binh 1,5% từ năm 2000 đến năm 2006, nhưng ̀ tương lai sẽ khác. Nếu so với hiện nay, số dân ở độ tuổi đại học sẽ thấp hơn hiện nay 10% vào năm 2015, 20% vào năm 2020 và 24% vào năm 2030. Vì giảm dân số như thế cho nên nếu tổng số sinh viên đại học chỉ bằng như ngày nay thì tỷ lệ đi học vẫn tăng lên mức 26% so với hiện nay là 20,5%. Do đó cả hai kế hoạch của Bộ: (a) Tăng số học sinh đại học mỗi năm trung bình 10%, thì vào năm 2020 số sinh viên kế hoạch sẽ bằng 97% số dân ở tuổi học đại học và đến năm 2030 số sinh viên kế hoạch sẽ bằng 265% số dân ở tuổi học đại học. Cả hai tỷ lệ này đều hoàn toàn phi thực tiễn. (b) Tăng số sinh viên trên tỷ lệ dân số lên 4,5% vào năm 2020 tức là đạt được4,4 triệu sinh viên. So với số dân ở độ tuổi học đại học, tỷ lệ đi học trong kế hoạch như thế sẽ đạt 67% (so với mức 20% hiện nay) tương đương với tỷ lệ mà các cường quốc đạt được hiện nay. Theo đánh giá của bài này, cần xem xét lại chiến lược mà Bộ giáo dục đề ra, thường có những chỉ tiêu duy ý chí và phi thực tiễn. Đánh giá này cũng không khác mấy đánh giá của Ngân hàng Thế giới, cho rằng Chiến lược Đổi mới của Bộ 2006-2020 rất tham vọng, tăng lượng sinh viên gấp 3, 4 lần hiện nay nhưng nó còn sơ lược(still incipient) và tuy đưa ra mục tiêu muốn đạt nhưng lại không bàn gì đến cách làm sao thực hiện chúng.[1] Thực tế cho thấy áp lực ngân sách chi cho giáo dục ở cấp phổ thông sẽ giảm vì số luợng học sinh giảm. Điều này cho phép nhà nước tập trung vào nâng cao chất lượng thay vì phải chạy theo việc đáp ứng nhu cầu của số lượng. Dự báo về giáo dục các cấp không thể không gắn với dự báo về phát triển dân số theo độ tuổi. Sẽ rất lãng phí và người có trách nhiệm về giáo dục không thể đặt đúng mục tiêu, thậm chí vẽ voi, khi chính sách hoạch định về giáo dục không dựa trên nghiên cứu dự báo về dân số nhiều năm trước mắt. Nếu như trong tương lai số trẻ em tăng thì việc lo lắng nhằm có tài chính, giáo viên, trường sở để đảm đảm cho trẻ em được học hành là điều ưu tiên, nhưng nếu số trẻ đến tuổi đi học giảm thì việc thuần túy chạy theo các biện pháp nhằm mở rộng cơ sở tiếp nhận số lượng người đi học khi số dân ở độ tuổi đi học giảm không những lãng phí và có thể tạo ra đội quân có bằng cấp thất nghiệp. Cho đến nay hình như thiếu vắng các nghiên cứu này ở Việt Nam; và nếu có thì những nghiên cứu như thế này chưa thấy xuất hiện trên báo chí, đặc biệt là chưa bao giờ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐT) nêu lên, làm cơ sở cho các chính sách cải cách giáo dục của Bộ. Cho nên thông tin dự báo phải được coi là thông tin nền tảng cho bất cứ một chương trình cải cách giáo dục có tầm nhìn phóng chiếu 10 hay 20 năm về phía trước. Phần viết này, có tính khỏi động, đặt nền móng số liệu cho những nghiên cứu tiếp theo. Những tính toán trong bài này tất nhiên không phải hoàn hảo, do đó tác giả hy vọng những tác giả khác sẽ tiến hành nghiên cứu nhằm cung cấp số liệu cơ bản hoàn hảo hơn. I. Dự báo dân số đến năm 2030 Dân số Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng cho đến năm 2030. Số dân sẽ tăng từ 84,1 triệu lên gần 104 triệu năm 2030. Điều quan trọng là tỷ lệ tăng dân số hàng năm giảm dần; ...

Tài liệu được xem nhiều: