Chính phủ kiến tạo trong quản lý và phát triển kinh tế ở Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 461.58 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết khái quát những kết quả của chính phủ kiến tạo (CPKT) trong công tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế ở Việt Nam. Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, thu thập và so sánh các tài liệu thứ cấp về CPKT trong quản lý và phát triển kinh tế làm tiền đề. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính phủ kiến tạo trong quản lý và phát triển kinh tế ở Việt Nam CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM . ThS Phan Thị Cẩm Lai* TÓM TẮT Bài viết khái quát những kết quả của chính phủ kiến tạo (CPKT) trong công tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế ở Việt Nam. Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, thu thập và so sánh các tài liệu thứ cấp về CPKT trong quản lý và phát triển kinh tế làm tiền đề cho việc bình luận các thành tựu đạt được như: 1) Về thay đổi tư duy và phương thức chỉ đạo, điều hành nền kinh tế; 2) Về xây dựng và củng cố năng lực thể chế Nhà nước; 3) Về cải thiện và tạo dựng môi trường kinh doanh, môi trường hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; 4) Về phát huy dân chủ trong xã hội để đưa Chính phủ đến gần người dân và doanh nghiệp hơn. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong công tác quản lý, điều hành kinh tế của CPKT, tạo nền tảng để huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Từ khóa: Chính phủ kiến tạo, phát triển kinh tế, quản lý kinh tế. 1. Đặt vấn đề Học giả Leftwich đã viết rằng “Ngày nay có vẻ như không tránh khỏi cho bất kỳ xã hội nào thực hiện chuyển đổi nhanh chóng và thành công từ đói nghèo mà không có mô hình Nhà nước tôn trọng ít nhiều đặc trưng của nhà nước kiến tạo phát triển” (Leftwich, 1995). Nhận định này của Leftwich đến nay vẫn còn nguyên giá trị khi sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang làm thay đổi tư duy về sản xuất, tiêu dùng, thị trường, phương thức kinh doanh và cả tổ chức xã hội, lao động, việc làm, văn hóa, lối sống. Vì vậy, việc xây dựng một chính phủ có thể khơi gợi sự phát triển của thị trường đang trở thành một yêu cầu bức thiết nhất là đối với các quốc gia có thu nhập thấp. Nguyên lý này không là ngoại lệ với Việt Nam – khi phát triển kinh tế được đặt là mục tiêu hàng đầu trong thời kỳ đổi mới đất nước. Xây dựng một CPKT phục vụ người dân và doanh nghiệp đã trở thành một định hướng lớn trong chủ trương của Đảng và Nhà nước “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế và năng lực kiến tạo sự phát triển của Nhà nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2017). Đó là một chính phủ có bộ máy Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Thủ Dầu Một. * 28 - tinh gọn, hoạt động hiệu quả, tận tụy phục vụ và tạo điều kiện cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và người dân. Bài viết tập trung đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình quản lý và phát triển kinh tế của CPKT. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, cản trở trong công tác quản lý, điều hành kinh tế của CPKT, tạo nền tảng để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết Khái niệm “Chính phủ kiến tạo” được sử dụng lần đầu tiên khi học giả Chalmers Ashby Johnson nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản những năm 1980. Ông cho rằng: CPKT là một mô hình quản lý trong đó Chính phủ không đứng ngoài thị trường và cũng không làm thay thị trường, mà chỉ chủ động can thiệp vào thị trường để thúc đẩy phát triển nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra (Johnson, 1982). Đồng tình với khái niệm trên của Johnson, Leftwich cho rằng CPKT là mô hình chính phủ nằm giữa mô hình chính phủ điều tiết (theo chủ nghĩa tân tự do) và mô hình chính phủ kế hoạch hóa tập trung (theo mô hình Xô Viết) (Leftwich, 1995). Dưới góc độ kinh tế học thể chế, (Robinson & Acemoglu, 2012) cho rằng việc xây dựng CPKT là cần thiết để thu hút sự tham gia của mọi chủ thể trong xã hội, thúc đẩy sự sáng tạo, củng cố niềm tin, và qua đó tạo dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh lành mạnh để thúc đẩy tăng trưởng. Cách hiểu này khá tương đồng với quan điểm về vai trò của CPKT mà nhiều nghiên cứu khác về thể chế đã chỉ ra như (White & Wade, 1984), (Evans, Rueschemeyer, & Skocpol, 1985), (Burmeister, 1986), (Onis, 1991). Trong khi đó, (North, 1990) lại cho rằng để duy trì một chính quyền tốt, hạn chế tham nhũng; những nước có thể chế chính trị dân chủ và quyền tự do dân sự sẽ đạt những thành quả kinh tế to lớn hơn là do có môi trường kinh tế tự do hơn. Ở Việt Nam, khái niệm CPKT được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến lần đầu tiên vào đầu năm 2014. Đến năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc coi việc xây dựng CPKT là mục tiêu và cương lĩnh hành động của Chính phủ ngay sau khi nhậm chức. Trong phiên chất vấn trực tiếp Quốc hội (ngày 18 tháng 11 năm 2017), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc định nghĩa về CPKT như sau: CPKT là chủ động thiết kế chính sách pháp luật để đất nước phát triển, Nhà nước không làm thay thị trường. Kiến tạo cũng có nghĩa là Chính phủ phải kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi. Cuối cùng là phúc lợi xã hội phải tốt và quan trọng hơn cả, CPKT là nói phải đi đôi với làm (VGP, 2017). Như vậy có thể hiểu, CPKT là chính phủ xây dựng luật pháp, trả lại và bảo vệ các quyền cơ bản nhất để xã hội tự vận hành theo cách hiệu quả nhất. Chính phủ chỉ đóng vai trò kiến tạo không gian phát triển và môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn cho người dân và doanh nghiệp; đồng thời giám sát, hướng dẫn các chủ thể tuân theo “luật chơi” đảm bảo - 29 phù hợp với các nguyên tắc của thị trường và mục tiêu phát triển của đất nước. Như vậy, trong mô hình này, Chính phủ sẽ không làm thay cho thị trường hay doanh nghiệp những công việc cụ thể. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết nhằm khái quát những thành tựu, hạn chế trong quản lý và phát triển kinh tế của CPKT ở Việt Nam. Do đó, trong bài viết này, từ cơ sở là các tài liệu thứ cấp thu thập được như các Nghị quyết của Chính phủ, các số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Sách trắng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính phủ kiến tạo trong quản lý và phát triển kinh tế ở Việt Nam CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM . ThS Phan Thị Cẩm Lai* TÓM TẮT Bài viết khái quát những kết quả của chính phủ kiến tạo (CPKT) trong công tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế ở Việt Nam. Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, thu thập và so sánh các tài liệu thứ cấp về CPKT trong quản lý và phát triển kinh tế làm tiền đề cho việc bình luận các thành tựu đạt được như: 1) Về thay đổi tư duy và phương thức chỉ đạo, điều hành nền kinh tế; 2) Về xây dựng và củng cố năng lực thể chế Nhà nước; 3) Về cải thiện và tạo dựng môi trường kinh doanh, môi trường hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; 4) Về phát huy dân chủ trong xã hội để đưa Chính phủ đến gần người dân và doanh nghiệp hơn. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong công tác quản lý, điều hành kinh tế của CPKT, tạo nền tảng để huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Từ khóa: Chính phủ kiến tạo, phát triển kinh tế, quản lý kinh tế. 1. Đặt vấn đề Học giả Leftwich đã viết rằng “Ngày nay có vẻ như không tránh khỏi cho bất kỳ xã hội nào thực hiện chuyển đổi nhanh chóng và thành công từ đói nghèo mà không có mô hình Nhà nước tôn trọng ít nhiều đặc trưng của nhà nước kiến tạo phát triển” (Leftwich, 1995). Nhận định này của Leftwich đến nay vẫn còn nguyên giá trị khi sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang làm thay đổi tư duy về sản xuất, tiêu dùng, thị trường, phương thức kinh doanh và cả tổ chức xã hội, lao động, việc làm, văn hóa, lối sống. Vì vậy, việc xây dựng một chính phủ có thể khơi gợi sự phát triển của thị trường đang trở thành một yêu cầu bức thiết nhất là đối với các quốc gia có thu nhập thấp. Nguyên lý này không là ngoại lệ với Việt Nam – khi phát triển kinh tế được đặt là mục tiêu hàng đầu trong thời kỳ đổi mới đất nước. Xây dựng một CPKT phục vụ người dân và doanh nghiệp đã trở thành một định hướng lớn trong chủ trương của Đảng và Nhà nước “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế và năng lực kiến tạo sự phát triển của Nhà nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2017). Đó là một chính phủ có bộ máy Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Thủ Dầu Một. * 28 - tinh gọn, hoạt động hiệu quả, tận tụy phục vụ và tạo điều kiện cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và người dân. Bài viết tập trung đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình quản lý và phát triển kinh tế của CPKT. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, cản trở trong công tác quản lý, điều hành kinh tế của CPKT, tạo nền tảng để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết Khái niệm “Chính phủ kiến tạo” được sử dụng lần đầu tiên khi học giả Chalmers Ashby Johnson nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản những năm 1980. Ông cho rằng: CPKT là một mô hình quản lý trong đó Chính phủ không đứng ngoài thị trường và cũng không làm thay thị trường, mà chỉ chủ động can thiệp vào thị trường để thúc đẩy phát triển nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra (Johnson, 1982). Đồng tình với khái niệm trên của Johnson, Leftwich cho rằng CPKT là mô hình chính phủ nằm giữa mô hình chính phủ điều tiết (theo chủ nghĩa tân tự do) và mô hình chính phủ kế hoạch hóa tập trung (theo mô hình Xô Viết) (Leftwich, 1995). Dưới góc độ kinh tế học thể chế, (Robinson & Acemoglu, 2012) cho rằng việc xây dựng CPKT là cần thiết để thu hút sự tham gia của mọi chủ thể trong xã hội, thúc đẩy sự sáng tạo, củng cố niềm tin, và qua đó tạo dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh lành mạnh để thúc đẩy tăng trưởng. Cách hiểu này khá tương đồng với quan điểm về vai trò của CPKT mà nhiều nghiên cứu khác về thể chế đã chỉ ra như (White & Wade, 1984), (Evans, Rueschemeyer, & Skocpol, 1985), (Burmeister, 1986), (Onis, 1991). Trong khi đó, (North, 1990) lại cho rằng để duy trì một chính quyền tốt, hạn chế tham nhũng; những nước có thể chế chính trị dân chủ và quyền tự do dân sự sẽ đạt những thành quả kinh tế to lớn hơn là do có môi trường kinh tế tự do hơn. Ở Việt Nam, khái niệm CPKT được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến lần đầu tiên vào đầu năm 2014. Đến năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc coi việc xây dựng CPKT là mục tiêu và cương lĩnh hành động của Chính phủ ngay sau khi nhậm chức. Trong phiên chất vấn trực tiếp Quốc hội (ngày 18 tháng 11 năm 2017), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc định nghĩa về CPKT như sau: CPKT là chủ động thiết kế chính sách pháp luật để đất nước phát triển, Nhà nước không làm thay thị trường. Kiến tạo cũng có nghĩa là Chính phủ phải kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi. Cuối cùng là phúc lợi xã hội phải tốt và quan trọng hơn cả, CPKT là nói phải đi đôi với làm (VGP, 2017). Như vậy có thể hiểu, CPKT là chính phủ xây dựng luật pháp, trả lại và bảo vệ các quyền cơ bản nhất để xã hội tự vận hành theo cách hiệu quả nhất. Chính phủ chỉ đóng vai trò kiến tạo không gian phát triển và môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn cho người dân và doanh nghiệp; đồng thời giám sát, hướng dẫn các chủ thể tuân theo “luật chơi” đảm bảo - 29 phù hợp với các nguyên tắc của thị trường và mục tiêu phát triển của đất nước. Như vậy, trong mô hình này, Chính phủ sẽ không làm thay cho thị trường hay doanh nghiệp những công việc cụ thể. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết nhằm khái quát những thành tựu, hạn chế trong quản lý và phát triển kinh tế của CPKT ở Việt Nam. Do đó, trong bài viết này, từ cơ sở là các tài liệu thứ cấp thu thập được như các Nghị quyết của Chính phủ, các số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Sách trắng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính phủ kiến tạo Quản lý kinh tế Phát triển kinh tế Công tác quản lý kinh tế Môi trường kinh doanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
197 trang 273 0 0
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 245 0 0 -
Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số
46 trang 222 1 0 -
Môi trường sinh thái và đổi mới quản lý kinh tế: Phần 2
183 trang 209 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 194 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1
102 trang 192 2 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 185 0 0 -
12 trang 158 0 0
-
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 154 0 0 -
Tiểu luận Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
20 trang 151 0 0