Chinh phục thảo nguyên Mông CổTiếng gầm gừ của chú chó chăn cừu đùa nghịch với chủ đã đánh thức chúng tôi. Con chó trùng trục, nặng trịch và to như một con bê nhỏ, một bên tai bết máu. Chó chăn cừu là con vật thân thiết của dân đồng cỏ. Nó giúp người lùa đàn cừu hỗn độn vô tổ chức đi ăn trên cánh đồng, bảo vệ chúng khỏi những kẻ thù như cáo, sói. Chúng cũng là người bạn trung thành của những mục dân cô đơn và lang bạt. Nhưng chó chăn cừu cũng rất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chinh phục thảo nguyên Mông CổChinh phục thảo nguyên Mông CổTiếng gầm gừ của chú chó chăn cừu đùa nghịch với chủ đã đánh thức chúng tôi. Con chó trùngtrục, nặng trịch và to như một con bê nhỏ, một bên tai bết máu. Chó chăn cừu là con vật thânthiết của dân đồng cỏ. Nó giúp người lùa đàn cừu hỗn độn vô tổ chức đi ăn trên cánh đồng, bảovệ chúng khỏi những kẻ thù như cáo, sói. Chúng cũng là người bạn trung thành của những mụcdân cô đơn và lang bạt.Nhưng chó chăn cừu cũng rất dữ. Mỗi khi chạy gần một khu lều trại nào đó, nỗi e ngại lớn nhấtcủa chúng tôi là gặp bọn này. Xe chạy qua, chúng đứng thành một vòng cung, nhe hàm răngnhọn hoắt, mắt long lên, gầm gà gầm gừ sẵn sàng đợp một nhát. Co tít chân lên bình xăng, chỉcòn cách là thốc ga phóng thật nhanh, nhưng bọn này cũng chả vừa, chúng sẵn sàng đuổi theotới cả nửa cây số. Chỉ khi chủ của chúng huýt sáo gọi về, chúng mới luyến tiếc rời bỏ con mồiđang chạy bạt mạng. Trong sách lonely planet, mục “ Kỹ năng Sinh tồn “ ngay ở đầu, câu đầutiên mà LP gợi ý du khách là phải học thuộc câu “ làm ơn nhốt chó lại “ bằng tiếng Mông Cổ! Trông chú chó hiền lành thế này mà cũng tẩn nhau với sói một trận ra tròCon chó của chủ nhà cũng vừa có một chiến tích lẫy lừng tối hôm trước: Đánh nhau với sói. Sóivề ngay gần nhà, chỉ ở cánh đồi bên kia, cậu chủ trỏ tay vào đám rừng ngay trước khu trại. Hành trình đi tìm sói hoang trên những con đường hoang dã, đôi khi tụt xuống những khe núi lởm chởm.Giống như rồng ở phương đông, sói là linh vật của dân Mông Cổ. Khác với rồng, tuy là một convật kỳ bí, không có thật nhưng dường như cùng phía với con người, sói lại là kẻ thù hiện hữucủa mọi sinh vật trên đồng cỏ. Sự đấu tranh sinh tồn giữa các loài vật trên đồng cỏ với con vậttàn bạo, thông minh, lạnh lùng là sói đã không cho phép bất kể một kẻ yếu ớt nào có thể tồn tạitrên đồng cỏ. Sói là thầy dạy cho những con ngựa Mông cổ có thể chạy hàng trăm dặm mộtngày. Sói cũng dạy cho những chiến binh Mông Cổ gan dạ và mưu lược những kỹ năng và chiếnthuật trong chiến đấu. Mông cổ cũng không có những con thú ăn thịt như hổ báo hay sư tử, dovậy sói là chúa tể các loài vật. Người Mông cổ coi mình là con của sói, ngay cả sau khi chết đicũng để thân xác của mình trên đồng cỏ cho sói xơi, và sói lại là phương tiện để đưa hồn ngườivề với trời. Cũng từ sói mà cảm hứng với Mông cổ của chúng tôi tràn đầy để thực hiện chuyến đinày, đó là sau khi đọc quyển sách “ Tô tem sói “. Tuy sói không còn nhiều nhưng tinh thần sói vẫn còn ở các thế hệ của người Mông ?Ngày nay, sói vẫn còn ở rất nhiều vùng của Mông cổ, trên đường đi, dễ dàng nhìn thấy các dấuvết của nó, như ở đây, con chó chăn cừu đánh nhau với sói tai còn đầy máu, dù rằng đây là khudu lịch chỉ cách đường lớn chừng gần 10 km. Hoặc nhiều chỗ khác, bạn có thể thấy những bộ dasói màu xám tro, mới lột, treo trên tường. Cầm bộ da sói khoác lên người, bạn vẫn như cảm thấytừng đường gân thớ thịt của nó còn đang căng lên, cặp mắt lạnh lùng và đầy sát khí đang nhìnchòng chọc vào bạn, những cái nanh nhọn hoắt giơ ra chuẩn bị cho cú táp cuối cùng… Tính cách sói bao đời nay vẫn tồn tại trong tin thần những người Mông CổSói bây giờ cũng là động vật được bảo vệ cẩn thận. Có nhiều khu bảo tồn cho loài sói. Nhưngcũng có rất nhiều khu có sói hoang. Sói sinh sản cũng rất nhanh và những thợ săn sói vẫn cònviệc làm. Thợ săn sói ngày nay không được tự do bắt giết sói như xưa, và phải có quota để bắnsói. Bộ da sói được bán cả ở ngoài chợ đen với giá rất rẻ chừng một vài chục đô la, nhưng nếuđem ra sân bay không có giấy chứng nhận, bạn có thể bị tịch thu thậm chí bị phạt. Còn bộ da sóibán tại các cửa hàng lớn giá hàng trăm đô nhưng có chứng nhận đàng hoàng.Trên đường đi, ngoài bóng dáng mờ ảo của sói, cũng có nhiều thú hoang khác. Chuột đồng, ráicá cạn, nhím, chim ưng, quạ, thiên nga và rất nhiều loại chim. Hệt như trong “totem sói”, chuộtđồng và rái cá cạn nhiều vô kể, chỉ cần cắt ngang cánh đồng là bạn đã gặp chúng chạy tungtăng, nhảy lóc tóc. La là trên đầu, những cánh chim ưng lượn vòng vòng, chậm rãi, nhẫn nại.Nhưng chỉ thoắt một cái, những vòng lượn thung dung kia bỗng chuyển thế tấn công, bổ thẳng từtrên trời xuống một cú trời giáng. Khi vút lên, trong cặp móng sắc nhọn của nó đã là một chúchuột đồng đang giãy giụa một cách tuyệt vọng. Cũng nhiều chỗ, bạn thấy một chú ngựa hoặc bòtội nghiệp nằm chết từ bao giờ, xung quanh vây kín đặc một đàn chim quạ, tưng bừng trên trờinhững đàn chim các loại đang chờ bữa tiệc no nê. Ngoại trừ 4 loài gia súc chính là dê, cừu, bò,lạc đà, người Mông cổ cũng chẳng nhậu các loài thú hoang trên như người Việt ta, nên chúngtha hồ mà sinh sôi nảy nở. Một trò chơi khá phổ biến trong dân gian cũng tương tự như trò chơixúc xắc, nhưng người ta thay thế con xúc xắc bằng một đốt xương chân, thường là cừu, đã màibóng lên, mỗi mặt của lóng xương này tượng trưng cho một con thú, tung ...