Danh mục

Chính quyền địa phương với công tác quản lý môi trường tại tỉnh Bình Dương

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 616.05 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Chính quyền địa phương với công tác quản lý môi trường tại tỉnh Bình Dương chỉ ra tầm quan trọng và những sự đóng góp của chính quyền địa phương trong công cuộc bảo vệ môi trường tại tỉnh Bình Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính quyền địa phương với công tác quản lý môi trường tại tỉnh Bình Dương CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG Nguyễn Thị Loan Khoa Khoa Học Quản LýTóm tắt Bài viết này đã chỉ ra tầm quan trọng và những sự đóng góp của chính quyền địaphương trong công cuộc bảo vệ môi trường tại tỉnh Bình Dương. Những chính sách,quy định và các chương trình hành động cụ thể của tỉnh Bình Dương trong những nămgần đây đã cải thiện đáng kể tình hình ô nhiễm môi trường, xoa dịu bức xúc của ngườidân, cũng như giảm bớt những điểm nóng môi trường trên địa bàn tỉnh. Từ khóa: vai trò, chính quyền địa phương, quản lý môi trường, tỉnh Bình Dương1. Đặt vấn đề Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, với lợi thếvề vị trí địa lý và tiềm năng về nguồn nhân lực, nền kinh tế tỉnh Bình Dương đã cóbước phát triển vượt bậc, duy trì tốc độ tăng trưởng cao khoảng 13,1%/năm. Cơ cấukinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.Song song với quá trình phát triển kinh tế, hệ lụy về môi trường là điều không tránhkhỏi. Do đó, công tác quản lý môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong quátrình cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tỉnh Bình Dương đã vàđang chú trọng đầu tư cho công tác quản lý môi trường, những trạm xử lý nước thảiđược xây dựng, các trạm quan trắc được đặt tại nhiều vị trí thích hợp để theo dõi, kiểmsoát những thông số ô nhiễm, từ đó có những giải pháp kịp thời để ngăn ngừa nguy cơô nhiễm môi trường. Trong những năm gần đây, giai đoạn từ năm 2011-2015, BìnhDương đã ban hành nhiều chính sách, quy định và những kế hoạch hành động cụ thểtrong công tác bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm tại các điểm nóng trên địa bàntỉnh. Vai trò của chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường tại tỉnhBình Dương đang ngày càng được khẳng định thông qua những hiệu quả nhất địnhtrong lĩnh vực môi trường.2. Nội dung2.1 Khái niệm Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác độngđiều chỉnh hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận hệ thống và các kỹ năng điềuphối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từquan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững. Quản lý môi trường được thựchiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ,xã hôi, văn hóa, giáo dục… nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bềnvững kinh tế - xã hội của quốc gia. Các biện pháp này đan xen, phối hợp và tích hợpvới nhau tùy theo điều kiện cụ thể cả vấn đề đặt ra và quy mô thực hiện [3] Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằngchức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính 108sách Kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống vàphát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia[4].2.2 Các nguyên tắc quản lý môi trường Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm[1]: - Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường. - Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường. - Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp. - Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường. - Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.2.3 Tránh nhiệm của cơ quan Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại ViệtNam Tránh nhiệm của cơ quan Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại Việt Namđược quy định cụ thể trong Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội ban hành, bao gồmnhững nội dung[2]: - Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường. - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường. - Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. - Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; ...

Tài liệu được xem nhiều: