Danh mục

Chính sách an ninh - quân sự của Nhật Bản những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 294.49 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Chính sách an ninh - quân sự của Nhật Bản những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI phân tích bước đột phá của chính sách an ninh - quân sự Nhật Bản những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI trên cơ sở khái quát chính sách an ninh - quân sự Nhật Bản trước đó và rút ra một số nhận xét.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách an ninh - quân sự của Nhật Bản những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI CHÍNH SÁCH AN NINH - QUÂN SỰ CỦA NHẬT BẢN NHỮNG NĂM ĐẦU THẬP NIÊN THỨ HAI CỦA THẾ KỶ XXI NGUYỄN HẠNH TRÂM Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản đã hoàn toàn khác trước với vị thế cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới và chính sách độc lập hơn về an ninh chính trị trong quan hệ với Mỹ. Hơn nữa, tình hình quốc tế hậu Chiến tranh lạnh nhất là thập niên thứ hai của thế kỷ XXI có nhiều biến động, ảnh hưởng to lớn đến an ninh - quốc phòng của Nhật Bản như: sự trỗi dậy của Trung Quốc, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố quốc tế… Những biến động trên không chỉ là thách thức, mà còn là cơ hội để Nhật Bản điều chỉnh chính sách an ninh - quân sự. Trước tình hình thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến phức tạp, chính sách an ninh - quân sự của Nhật Bản cũng phải thay đổi, không thể chỉ dựa trên quan hệ an ninh song phương Mỹ - Nhật như trước. Nội dung này phân tích bước đột phá của chính sách an ninh - quân sự Nhật Bản những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI trên cơ sở khái quát chính sách an ninh - quân sự Nhật Bản trước đó và rút ra một số nhận xét. Từ khóa: an ninh, quân sự, Nhật Bản, thế kỷ XXI.1. MỞ ĐẦU Ngay khi bước vào thế kỷ XXI, tình hình an ninh quốc tế đã có những diễn biến phức tạpvà thay đổi to lớn. Sự kiện ngày 11/9/2001 đã gây chấn động mạnh đối với nước Mỹ và thế giới.Sau sự kiện này, nhiệm vụ chống khủng bố được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trongviệc gia tăng sức mạnh an ninh - quốc phòng của hầu hết các quốc gia. Tình hình an ninh thế giớingày càng trở nên căng thẳng. Tại Đông Á, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệcăng thẳng giữa hai miền Nam - Bắc Triều và tranh chấp lãnh thổ xung quanh Nhật Bản lànhững điểm nóng của khu vực. Không những thế, tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông nhữngtrong năm qua ghi nhận những chuyển biến quan trọng. Đó là việc Trung Quốc tăng cường cáchoạt động bồi đắp đất, tôn tạo trái phép các cấu trúc địa lý trên Biển Đông vi phạm chủ quyềncủa các quốc gia, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm DOC, hủy hoại môi trường sinh thái biểnvà làm gia tăng sự phức tạp về an ninh của khu vực. Hành động của Trung Quốc đã vấp phải sựphản đối mạnh mẽ của dư luận thế giới. Mỹ và nhiều quốc gia khác nhiều lần tuyên bố khôngcông nhận chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển quanh các hòn đảo nhân tạo do nước nàybồi đắp trái phép. Đồng thời, nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực,Mỹ đã tăng cường lực lượng quân sự đến vùng này và đã tiến hành nhiều cuộc tập trận quân sựvới các đồng minh của mình (Hàn Quốc, Nhật Bản). Điều này đã gây ra những tranh cãi ngoạigiao căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh trong thời gian dài. Những hành động của TrungQuốc cũng đã khiến Nhật Bản - một quốc đảo có nhiều lợi ích trên biển phải tăng cường phòngvệ ở Biển Hoa Đông - nơi có tuyến đường hàng hải quan trọng của Nhật Bản và có đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp. Đứng trước những thay đổi căn bản của cục diện thế giới, sự cạnh tranh sức mạnh của cáccường quốc tại châu Á - Thái Bình Dương, Chính phủ Nhật Bản có những thay đổi mang tínhchất đột phá trong chính sách quốc phòng của mình. Động thái này của Nhật Bản đã và đang thuhút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. 80KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/20162. NỘI DUNG2.1. Khái quát chính sách an ninh - quân sự của Nhật Bản trước năm 2010 Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, bắt đầu với việc chiếm đóng Nhật Bản, Washington theođuổi một chính sách nhằm ngăn chặn Nhật Bản một lần nữa đe dọa tới an ninh khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Về thực chất, người Mỹ đã dỡ bỏ một cách hợp pháp quân sự của Nhật Bản,thể hiện qua điều 9 Hiến pháp năm 1946. Điều 9 nhấn mạnh “người dân Nhật Bản khao khátchân thành cho hòa bình thế giới dựa trên công lý và trật tự, vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh như làquyền tối cao của quốc gia, từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực quân sự làm phương tiện giảiquyết các tranh chấp quốc tế”. Hướng tới mục tiêu này “Nhật Bản sẽ không có hải lục khôngquân và các tiềm lực khác” [3; tr. 232]. Trong bối cảnh sau cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai,người Nhật buộc phải chấp nhận hạn chế của pháp luật về an ninh quốc gia. Điều này đã đượcMỹ giúp sức trong ý đồ chiến lược của Mỹ khi Mỹ chiếm đóng Nhật Bản. Mỹ hỗ trợ công cuộctái thiết Nhật Bản thông qua viện trợ kinh tế và mở cửa thị trường trong nước cho sản phẩm củaNhật. Đồng thời Mỹ đảm bảo cho n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: