Danh mục

Chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 432.82 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc phân tích, đánh giá chính sách bảo hộ của nhà nước đối với ngành công nghiệp ô tô dựa trên lý thuyết bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ, đóng góp một cách nhìn mới cũng như đề xuất biện pháp để phát triển ngành trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM THE PROTECTION POLICY IN VIETNAM’S AUTOMOTIVE INDUSTRY Trương Quế Hằng, Trương Thị Diện, Trần Minh Hoàng GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội truongquehang@gmail.com TÓM TẮT Công nghiệp ô tô là một ngành có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế nước ta. Vì vậy, từ năm 1991 nhà nước đã đưa ra rất nhiều chính sách, công cụ để hỗ trợ, thúc đẩy ngành phát triển.Tuy nhiên, sau hơn 25 năm kết quả ngành mang lại quá xa so với mục tiêu và tốc độ phát triển thấp. Nhóm đi tìm các lỗ hổng trong chính sách bảo hộ hiện tại của Việt Nam, bắt đầu từ việc xác định bảo hộ ngành của chính phủ là đúng đắn; sau đó nhóm thu thập số liệu, thực hiện phân tích, so sánh nội dung, biện pháp các chính sách bảo hộ với thực trạng quá trình phát triển của ngành, điều kiện phát triển ngành của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành đánh giá hiệu quả chính sách và tập trung phân tích nguyên nhân khiến chính sách bảo hộ kém hiệu quả; từ đó, đưa ra kết luận và khuyến nghị đối với Việt Nam. Từ khóa: Chính sách bảo hộ, ngành công nghiệp ô tô, ngành công nghiệp non trẻ. ABSTRACT Automotive industry is a crucial sector of our country’s economy. Therefore, since 1991, our government has promulgated a lot of policies and techniques to support and promote the development of this industry. However, after more than 25 years, the result which this industry brings about is much far from the low target and growth. The group, who looks for defects in current protective policies of Vietnam, starts from the determination that the protection of the government is accurate; after that, the group of data collection conducts analysis and compares the content and measures of protective policies with the reality development and conditions for the development of this industry in Vietnam. The group continues to evaluate the effectiveness of policy and focus on analyzing the major reasons for the ineffectiveness of protection policy; as a result, offering conclusion and some recommendations for Vietnam. Keywords: Protectionism, automotive industry, infant-industry argument. 1. Giới thiệu Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời sau so với khu vực từ 30 - 40 năm, để theo kịp trình độ với các nước khác, nhà nước đã thực hiện áp dụng các biện pháp bảo hộ nhằm hạn chế cạnh tranh từ nước ngoài và nuôi dưỡng ngành công nghiệp ô tô non trẻ. Tuy nhiên, nếu như đối với các nước Malaysia hay Ấn Độ, ngành công nghiệp ô tô mất trung bình 32 năm để trở nên trưởng thành thì sau gần 30 năm, nền công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa đủ năng lực để có thể tự đứng vững trước sức ép cạnh tranh từ nước ngoài. Nhìn tổng quan, nước ta có hướng đi đúng khi áp dụng biện pháp bảo hộ nhằm hạn chế nhập khẩu song song với thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường chuyển giao công nghệ; tuy nhiên, đi sâu vào từng chính sách, tồn tại những hạn chế khiến ngành công nghiệp ô tô mãi trì trệ, kém phát triển. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất đề tài “Chính sách bảo hộ trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” với mục đích phân tích, đánh giá chính sách bảo hộ của nhà nước đối với ngành công nghiệp ô tô dựa trên lý thuyết bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ, đóng góp một cách nhìn mới cũng như đề xuất biện pháp để phát triển ngành trong thời gian tới. Tác giả sử dụng các kiến thức chủ yếu thuộc lĩnh vực kinh tế quốc tế, cụ thể là chính sách bảo hộ đối với ngành công nghiệp non trẻ. Bài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu Chính sách bảo hộ và mức độ bảo hộ của các chính sách đến ngành ô tô Việt Nam trong phạm vi thời gian từ 1991 đến 2015, tập trung vào các chính sách thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng). 371 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ Tác động của chính sách bảo hộ đối với sản xuất trong nước (Krugman, 2012). Hình 1. Tác động của thuế quan đối với sản xuất trong nước Giả định là Giá thế giới và Cầu trong nước (Dd) là không đổi. Theo hình 1, Sdn là đường cung trong nước. Trong trường hợp thương mại tự do, tại giá thế giới là P = 3000 $/chiếc, sẽ không có sản xuất trong nước (Sdn = 0). Trước tình hình đó, chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ, chính phủ áp một mức thuế là 33%, giá hàng trong nước tăng lên là 4000 $/chiếc, nhờ vậy, sản xuất trong nước tăng lên là 20.000 chiếc. Tuy áp dụng thuế giúp thúc đẩy sản xuất trong nước, tuy nhiên, xã hội lại chịu phần thiệt hại là diện tích (b+d) trong hình. Ngành công nghiệp non trẻ theo thời gian phát triển trở nên “trưởng thành”, chi phí sản xuất trong nước trở nên thấp xuống đủ để cạnh tranh quốc tế, đường cung sẽ dịch chuyển xuống dưới thành Sdf. Chính phủ lúc đó sẽ gỡ bỏ thuế quan, ô tô trong nước lúc này đạt sản lượng 50.000 chiếc. Đồng thời, ngành công nghiệp ô tô tạo ra một lượng thặng dư nhà sản xuất là diện tích v (trong hình). Nếu chi phí sản xuất trong nước đủ thấp, ngành ô tô có thể xuất khẩu và tạo được nhiều lợi nhuận từ việc đó. (Hình 2) 2 0 Hình 2. Tác động của thuế quan đối với sản xuất trong nước (tiếp) 372 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2.1.2. Hệ số bảo hộ thực tế Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả (Effective rate ofprotection – ERP) (Nguyễn Văn Tuấn, 2004). Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả (ERP) ...

Tài liệu được xem nhiều: