Danh mục

Chính sách điều tiết giá những hàng hóa quan trọng, thiết yếu và những kiến nghị

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 490.56 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết của PGS. TS. Ngô Trí Long trình bày về chính sách điều tiết, kiểm soát giá của nhà nước thời gian qua và hiện nay đối với một số hàng hóa quan trọng và thiết yếu như: giá điện, giá xăng dầu, giá nhà đất, giá gas, giá sữa, giá thuốc Tây,... và vai trò quan trọng của nó trong việc bình ổn giá, kiểm soát lạm phát và thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách điều tiết giá những hàng hóa quan trọng, thiết yếu và những kiến nghịCHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT GIÁ NHỮNG HÀNG HÓA QUAN TRỌNG, THIẾTYẾU VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊPGS. TS. Ngô Trí LongNền kinh tế nước ta trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung,quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đượckhẳng định. Trong quá trình đó, đòi hỏi vừa phải xây dựng những yếu tố, tiền đề củakinh tế thị trường, vừa phải hoàn thiện những yếu tố đã có. Cùng với tiến trình chungđó, cơ chế quản lý, điều tiết giá ở nước ta đã, đang từng bước được hoàn thiện và đổimới nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô: Đảm bảo sự tăngtrưởng ổn định, bền vững; Kiềm chế đẩy lùi lạm phát; Xây dựng ngân sách; Cán cânthương mại lành mạnh; Đảm bảo sự công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế pháttriển có hiệu quả.Đổi mới cơ chế quản lý, điều tiết giá là một trong những vấn đề quan trọngtrong công cuộc cải cách kinh tế trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trườngở Việt Nam.Chính sách điều tiết, kiểm soát giá của nhà nước thời gian qua và hiện nay đốivới một số hàng hóa quan trọng và thiết yếu như: giá điện, giá xăng dầu, giá nhà đất, giágas, giá sữa, giá thuốc Tây... là một trong những nội dung quan trọng trong việc bình ổngiá , kiểm soát lạm phát, thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Nội dung chính sáchđiều tiết giá được trình bày qua 2 nội dung sau:- Chính sách điều tiết giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu của nước ta- Kết luận và những khuyến nghịI- Chính sách điều tiết giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu của nước ta1- Giá bán điện1.1- Thực trạng và chính sách giá bán điệnTính đến nay, đa số các ngành trong nền kinh tế nước ta đã có sự cạnh tranh trênthị trường, song ngành điện vẫn ở thế độc quyền, đang vận hành theo mô hình liên kếtdọc truyền thống. Hiện nay các bên tham gia vào thị trường phát điện tại Việt Nam làcác công ty Nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí ViệtNam (PVN), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) và các nhà sảnxuất điện độc lập (IPPs) và dự án BOT nước ngoài. Các công ty Nhà nước chiếm thịphần rất lớn trong sản xuất điện.Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện đang sở hữu phần lớn công suất cácnguồn điện, nắm giữ toàn bộ khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện.EVN cũng giữ vai trò là đơn vị mua điện duy nhất, Tổng Công ty mua bán điện thuộc170EVN mua điện năng từ các nhà máy điện khác ngoài EVN như Tập đoàn dầu khí ViệtNam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) v.v... đểphân phối và bán lẻ điện cho các hộ tiêu thụ điện. Có thể nói, cho đến nay EVN vẫn làtổ chức độc quyền kinh doanh điện trong toàn quốc, chưa có sự cạnh tranh ở bất cứhoạt động nào trong các khâu của ngành điện.Theo số liệu của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến đầu năm 2011, tổng công suấtcác nguồn điện toàn hệ thống là 21.542MW. Trong đó, EVN đang quản lý vận hành 24nhà máy điện với tổng công suất là 14.233MW (chiếm 65,32%), PVN là 2.278MW(chiếm 10,57%), TKV là 1.046MW (chiếm 4,86%), các nhà đầu tư nước ngoài là2.115MW (chiếm 9,82%), tư nhân là 50MW (chiếm 2,32%), nhập khẩu là 1.000MW(chiếm 4,64%), các loại hình khác là 370MW (chiếm 1,72%). Qua các số liệu trên chothấy: EVN nắm giữ phần lớn công suất phát điện, các thành phần khác như PVN, TKVchiếm tỷ trọng rất nhỏ, với vai trò bổ sung thêm nguồn điện đóng góp vào nguồn điệnđang thiếu hụt phục vụ phát triển kinh tế xã hội, mà chưa hề mang một dấu ấn gì trongphát điện cạnh tranh và kinh doanh bán điện độc lập.Trong những năm gần đây hoạt động của EVN kém hiệu quả, sản xuất kinhdoanh thua lỗ, nợ hàng năm tăng cao, dẫn tới thiếu nguồn vốn cho đầu tư phát triển,vay vốn rất khó khăn, thiếu minh bạch và mất lòng tin với khách hàng mỗi khi đềxuất việc tăng giá điện. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do sựphát triển chậm chạp thị trường điện cạnh tranh, EVN nắm giữ độc quyền kinh doanhđiện quá lâu.Điện là loại hàng hóa có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đặcbiệt đối với sản xuất và đời sống. Mỗi sự thay đổi của giá điện đều tác động đến chiphí sản xuất, đến giá thành, giá cả của các hàng hoá khác và đến đời sống dân cư. Dovậy, giá điện là vấn đề hết sức nhạy cảm và được quan tâm bởi người sản xuất, kinhdoanh điện, khách hàng tiêu dùng điện cho sản xuất và đời sống, các nhà đầu tư, ngườilãnh đạo, quản lý, nghiên cứu.Giá điện ở Việt Nam, từ năm 1992 đến nay đã điều chỉnh tăng trên chục lần.Nếu tính từ năm 2009 đến nay, giá điện đã 5 lần tăng. Cụ thể, năm 2009 giá điện tăng8,92%, giá điện sinh hoạt tăng theo mức giá từ 600 đến 1.790 đồng/kWh (tùy bậcthang). Đến năm 2010 giá điện tăng 6,8%, điện sinh hoạt tăng lên trong khoảng 6001.890 đồng/kWh. Năm 2011, từ ngày 1-3 giá điện tăng 15,3%, giá điện sinh hoạt tănglên từ 993 đến 1.974 đồng/kWh. Ngày 20-12-2011, giá điện tăng lần hai trong năm vớimức 5%, giá bán điện sinh hoạt ...

Tài liệu được xem nhiều: