Danh mục

Chính sách độc quyền ngoại thương của thực dân Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 479.21 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm mục đích độc chiếm thị trường Việt Nam và toàn xứ Đông Dương, bằng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau, thực dân Pháp thực thi chính sách độc quyền ngoại thương xuyên suốt thời thuộc địa và trên nhiều phương diện (điều hành quản lý, thị trường, bạn hàng, hàng hóa...).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách độc quyền ngoại thương của thực dân Pháp ở Việt Nam thời thuộc địaTẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 36.2017CHÍNH SÁCH ĐỘC QUYỀN NGOẠI THƢƠNG CỦA THỰC DÂNPHÁP Ở VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊANguyễn Thị Định1TÓM TẮTNhằm mục đích độc chiếm thị trường Việt Nam và toàn xứ Đông Dương, bằngnhiều biện pháp, cách thức khác nhau, thực dân Pháp thực thi chính sách độc quyềnngoại thương xuyên suốt thời thuộc địa và trên nhiều phương diện (điều hành quản lý,thị trường, bạn hàng, hàng hóa...). Tuy phát triển khá mạnh, nhưng dưới tác động củachính sách này, ngoại thương Việt Nam mang đậm tính lệ thuộc; Việt Nam đơn thuầnlà thị trường tiêu thụ và cung cấp hàng hóa; người Pháp vừa là đối tác, vừa là nhà đầutư, vừa là chủ nhân chính của hoạt động giao thương giữa Việt Nam với nước ngoài.Từ khóa: Độc quyền ngoại thương, thực dân Pháp, thời thuộc địa.1. ĐẶT VẤN ĐỀThời thuộc địa (1858 - 1945), ngoại thương Việt Nam chuyển biến khá mạnh mẽ;Việt Nam thoát khỏi tình trạng cô lập, bước đầu tham gia vào quá trình giao lưu, traođổi buôn bán Đông - Tây. Tuy nhiên, ngoại thương Việt Nam đương thời cũng tồn tạinhiều mặt hạn chế. Chính sách độc quyền ngoại thương của thực dân Pháp ảnh hưởnglớn đến thực trạng ngoại thương Việt Nam thời kỳ này.2. NỘI DUNG2.1. Quá trình thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương của thực dânPháp ở Việt Nam thời thuộc địaNăm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Ngay khi chưa bình địnhxong vùng ven Sài Gòn, thực dân Pháp đã cho khai thác lúa gạo và mở cảng đón tàungoại quốc ra vào buôn bán. Ngày 22 tháng 2 năm 1860, sông Sài Gòn từ Cape SaintJacques (Bà Rịa Vũng Tàu) cho đến thành phố Sài Gòn được mở cửa cho tàu buôn của tấtcả các quốc gia hòa bình với Pháp. Buổi đầu để thu hút tàu ngoại quốc lui tới, thực dânPháp thực hiện chính sách thuế ưu đãi, chỉ thu một khoản cố định là 2 francs/toneau, baogồm thuế hải đăng, thuế phù tiêu, thuế bến, thuế cảnh sát cảng, thuế bỏ neo [3; tr.64]. Chođến trước năm 1887, chỉ có một nghị định cấp kỳ ngày 26/12/1882 ấn định mức thuếnhập khẩu là 10% đối với vũ khí và thuốc súng; chế độ thương mại ở Nam Kỳ trong thờigian dài là chế độ hoàn toàn tự do. Tuy nhiên, những năm 60 - 70, thậm chí đến đầu1Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, Truờng Đại học Hồng Đức16TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 36.2017những năm 80, việc buôn bán ở Việt Nam cũng như Đông Dương hầu hết do ngườiTrung Quốc, người Anh, người Đức kiểm soát. Thế lực của tư bản Pháp trong lĩnh vựcnày còn khá hạn chế. Các nhà buôn Pháp, như một nhà ngoại giao Pháp thừa nhận chỉcòn giữ vai trò thứ yếu và chủ yếu là bán lẻ, đồ uống, hàng từ Paris, đồ hộp” [30; tr.83].Ngay trong năm 1886, hàng Pháp nhập khẩu vào Nam Kỳ chỉ bằng ½ giá trị hàng ngoạiquốc [2; tr.100]. Cùng với việc nhận ra “lợi ích đáng ngờ” của việc xâm nhập vào NamTrung Hoa, đây là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy thực dân Pháp từng bướcthực hiện chính sách độc quyền ngoại thương, nhằm biến Annam cũng như toàn xứ ĐôngDương thành thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu độc quyền cho Pháp quốc.2.1.1. Thực dân Pháp thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương trước hết bằngviệc phổ cập thuế quan cũng như luật định, quy chế về ngoại thươngNăm 1883, với Hòa ước Harmand (1883), thực dân Pháp đã nắm trong tay thuếquan và mọi công việc thuế vụ, giám sát thu chi của triều đình Huế. Tiến thêm một bướcnữa, thực dân Pháp ban hành đạo luật ngày 26/02/1887 quy định chế độ thuế quan ởĐông Dương, chính thức nắm độc quyền lĩnh vực này: hàng hoá nước ngoài nhập khẩuvào Nam Kỳ, Cao Miên, Trung Kỳ và Bắc Kỳ phải nộp thuế theo chế độ thuế quan phổcập ở Chính quốc kể từ ngày 01/6/1887. Hai năm sau, văn bản này được sửa đổi tại sắclệnh ngày 09/5/1889, nhằm cho phép một số sản phẩm trong nước cạnh tranh với hàngngoại. Từ đó cho đến năm 1940, thực dân Pháp đã nhiều lần thay đổi luật thuế quan, sửađổi biểu thuế nhằm mục đích độc chiếm thị trường Đông Dương.Điểm khá nhất quán trong các đạo luật thuế là chế độ đồng hóa thuế quan giữaĐông Duơng với các phần lãnh thổ của Pháp.Ra đời từ luật thuế quan 11 tháng 1 năm 1892, chế độ đồng hóa thuế quan côngnhận Đông Dương thuộc nhóm “các nước có chế độ ưu đãi tương liên”, “có thể áp dụngmức thuế suất tối thiểu đối với hàng hóa nhập vào Pháp” [6; tr.18].Trong đạo luật thuế ngày 13 tháng 4 năm 1928, chế độ đồng hóa thuế quan đượcthực hiện triệt để hơn. Đông Dương được xếp vào “nhóm 1” tức là “Những vùng lãnhthổ được đồng hóa quan thuế như Chính quốc”cùng với “ Madagascar và các phần phụthuộc, Guadeloupe và các phần phụ thuộc, Martinique, Guyane, Réunion” [26; tr.2002].Luật này quy định: “Miễn thuế quan đối với mọi sản phẩm có xuất xứ từ Pháp vàAlgérie nhập khẩu vào các nước thuộc địa thuộc nhóm 1”. Tương tự, “sản phẩm củacác nước thuộc địa thuộc nhóm 1 nhập cảng vào Pháp và Algérie cũng được miễn loạithuế này” [26; tr.2002].Chúng ta thấy nguyên tắc miễn trừ hai chiều được áp dụng một cách ...

Tài liệu được xem nhiều: