Danh mục

Chính sách gắn doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp - góc nhìn từ trường đào tạo của doanh nghiệp

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.51 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày những đánh giá khái quát thực trạng chất lượng nguồn nhân lực, tình hình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, tính kết nối giữa đơn vị sử dụng lao động và các đơn vị giáo dục nghề nghiệp..., trên cơ sở đó chỉ ra những dự báo trong tương lai liên quan đến công tác giáo dục nghề nghiệp. Qua đó, bài viết đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách gắn doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp - góc nhìn từ trường đào tạo của doanh nghiệp CHÍNH SÁCH GẮN DOANH NGHIỆP VỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GÓC NHÌN TỪ TRƯỜNG ĐÀO TẠO CỦA DOANH NGHIỆP Trần Ngọc Tính* TÓM TẮT: Bài viết trình bày những đánh giá khái quát thực trạng chất lượng nguồn nhân lực, tình hình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, tính kết nối giữa đơn vị sử dụng lao động và các đơn vị giáo dục nghề nghiệp..., trên cơ sở đó chỉ ra những dự báo trong tương lai liên quan đến công tác giáo dục nghề nghiệp. Qua đó, bài viết đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới. Từ khóa: giáo dục nghề nghiệp, thực trạng, giải pháp, doanh nghiệp, nguồn nhân lực. Phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) để thực hiện mục tiêu phát triển Việt Nam thành một nước phát triển trong tình hình hội nhập quốc tế sâu rộng, mọi mặt của xã hội, trong đó có hội nhập phát triển kinh tế, sản xuất công nghiệp. Để phát triển GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ hiện nay và trong tương lai một trong những vấn đề cần giải quyết là gắn kết doanh nghiệp (DN) với GDNN. Để thúc đẩy, khuyến khích sự tham gia đào tạo GDNN của DN rất cần những hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích, thúc đẩy và gắn kết sự tham gia của DN trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho thị trường lao động toàn xã hội. 1. Thực trạng gắn kết doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp 1.1. Vấn đề thực tiễn thứ nhất: Nguồn nhân lực 1.1.1. Thực trạng Việt Nam được đánh giá cao khi có tỷ lệ dân số vàng trong độ tuổi lao động, một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng ngày một tăng nhanh do thị trường lao động giá rẻ tại Việt Nam, song trong thời gian qua với sự phát triển kinh tế cùng với sự phát triển đào tạo dạy nghề song đến nay lao động Việt Nam vẫn là lao động có chất lượng thấp theo đánh giá về các chỉ số lao động Việt Nam của ngân hàng thế giới (WB). Cũng theo nhiều tài liệu, báo cáo đã công bố năng suất lao động của người Việt Nam thấp so với ngay tại khu vực ASEAN. Tất cả những sự thấp kém của nguồn * Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Viglacera 373 nhân lực tại Việt Nam chủ yếu do chưa được đào tạo đầy đủ, hoặc được đào tạo nhưng chất lượng giáo dục đào tạo cũng như GDNN của chúng ta còn chưa học đi đôi với thực hành nghề. Chất lượng lao động của chúng ta chưa tốt cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới năng suất lao động không cao. Bức tranh nguồn nhân lực tại Việt Nam hay người lao động Việt Nam bao gồm nhiều thành phần: Lực lượng lao động được đào tạo ở nước ngoài về thông qua du học sinh, thông qua thực tập sinh hay xuất khẩu lao động. Lực lượng lao động được đào tạo qua trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp dưới 3 tháng do Bộ GD&ĐT quản lý; lực lượng lao động được đào tạo qua trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp dưới 3 tháng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý; lực lượng người lao động được chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp do chính sách thu hồi đất làm khu công nghiệp; lực lượng lao động phổ thông, lao động tự do. Tất cả các thành phần lao động trong xã hội rất nhiều, ngay trong một DN cũng sử dụng cùng lúc nhiều thành phần lao động. Do tính chất và đặc thù của lao động như vậy nên mức độ đào tạo, thời gian đào tạo, chất lượng đào tạo v.v rất khác nhau dẫn tới chênh lệch chất lượng lao động ở các thành phần này hoàn toàn khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này chỉ đề cập ở mức độ thành phần lao động trực tiếp liên quan tại DN gồm: lao động ở bậc đào tạo trình độ cao đẳng trở xuống. 1.1.2. Dự báo tương lai nguồn nhân lực Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới, với những nhận định sẽ làm thay đổi hoàn toàn các quan niệm cũng như mọi mặt trong đời sống, một trong những vấn đề quan trọng là người lao động sẽ mất việc làm, do có sự thay thế con người bằng rôbốt. Hiện tại đã có rất nhiều vị trí việc làm ngay tại Việt Nam cũng đã xuất hiện rôbốt thay thế con người. Một DN đầu tư một rô bốt có thể thay thế hàng chục lao động, như một rôbốt có thể bốc, xếp sản phẩm suốt ngày đêm 24 giờ thay cho ba ca làm việc của công nhân lao động, lại không ốm đau hay dễ ra lệnh điều khiển hơn con người. Sự đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 còn nhiều bất ngờ mà người ta chưa thể đoán định được, trong tương lai lao động của con người sẽ như thế nào. Tại VN do điều kiện kinh tế cũng như sự phát triển công nghiệp còn ở mức thấp, chúng ta chỉ mới thoát tình trạng kém phát triển nên tác động của cuộc cách mạng 4.0 chưa ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động của xã hội cũng như hoạt động sản xuất của DN, nhưng nếu không chuẩn bị trước thì ...

Tài liệu được xem nhiều: