![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Chính sách tài chính và vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 176.38 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích các chính sách tài chính hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các thách thức đặt ra với doanh nghiệp
và các chính sách tài chính hỗ trợ thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tài chính và vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP TS. NGUYỄN VIẾT LỢI - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) Trong thời gian qua, do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, Quốc hội, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất - kinh doanh. Trong đó, nhiều giải pháp tài chính nhằm khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh, thu hút đầu tư đã được triển khai, thực hiện đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy tác dụng, góp phần hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Để triển khai tốt các Nghị quyết của Chính phủ... về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới, chính sách tài chính tiếp tục hướng tới việc hoàn thiện chính sách thu nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và thu hút đầu tư; quản lý chi chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng và kiềm chế lạm phát... • Từ khóa: Chính sách tài chính, doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ, hỗ trợ. Chính sách tài chính hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Những năm qua, hoạt động của DN có sự cải thiện rõ rệt. Năm 2015, cả nước có 94.754 DN được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số DN và 39,1% về số vốn đăng ký so với năm trước. Đây cũng là số DN đăng ký thành lập mới cao nhất trong giai đoạn 2012-2015 (Số DN thành lập mới các năm từ 20122014 lần lượt là 72.305; 76.955; 74.887). 5 tháng đầu năm 2016, cả nước có 44.740 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 349,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1% về số DN và tăng 59,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015; số vốn đăng ký bình quân một DN đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 28,4% (Số DN thành lập mới 5 tháng đầu năm 2015 tăng 15,5%; số vốn đăng ký tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2014). Những kết quả bước đầu của năm 2016 cho thấy, các chính sách tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ DN phát triển, trong đó có chính sách tài chính đã có hiệu quả. Chính sách tài chính hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN đã được triển khai trong giai đoạn 2011-2015 và đầu năm 2016 trên cả đầu vào (vốn, mặt bằng sản xuất..) và đầu ra (tổng cầu sản phẩm). Cụ thể: Một là, hỗ trợ DN về mặt bằng sản xuất thông qua các chính sách miễn, giảm tiền thuê đất. Theo đó cho phép: (i) Giảm 50% tiền thuê đất trong năm 2011 và năm 2012 cho tất cả các tổ chức kinh tế đang hoạt động trong các ngành sản 18 xuất (không bao gồm các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ) (Quyết định 2093/ QĐ-TTg ngày 23/11/2011); (ii) Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế cho DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012); (iii) Giảm 50% tiền thuê đất năm 2013, năm 2014 đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất (Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013); (iv) Gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính (Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012); (v) Cho phép các chủ đầu tư dự án đã được Nhà nước giao đất nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất do có khó khăn về tài chính được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ thanh toán tiền bán hàng trong thời gian tối đa 24 tháng kể từ ngày có thông báo nộp tiền sử dụng đất của cơ quan thuế (Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013). Các chính sách này được thực hiện kịp thời đã từng bước hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, giảm chi phí thuê mặt bằng, có thêm nguồn tài chính để ổn định và phát triển sản xuất. Hai là, tạo điều kiện cho các DN tích tụ vốn thông qua giảm nghĩa vụ thuế thu nhập DN (TNDN) phải nộp bằng cách: Giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông từ 22% năm 2014 xuống còn 20% năm 2016, thuế suất thuế TNDN ưu đãi (áp dụng đối với DNNVV, tổ chức kinh tế vi mô…) từ mức 20% năm TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016 2014 xuống còn 17% năm 2016 (So với các nước trong khu vực thì mức thuế này là tương đối thấp: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia có mức thuế suất TNDN là 25%); bổ sung nhiều ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi; mở rộng chi phí được giảm trừ cho DN bằng cách bỏ mức khống chế 15% trên tổng chi phí đối với chi phí khuyến mãi, quảng cáo, tiếp tân... Bên cạnh đó, còn thực hiện chính sách miễn, giảm và gia hạn thời gian nộp thuế như giảm 30% số thuế TNDN phải nộp trong năm đối với DN nhỏ và vừa (DNNVV) và DN sử dụng nhiều lao động (Nghị quyết số 08/2011/ QH13); miễn thuế khoán (thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN) năm 2012 đối với một số đối tượng; gia hạn việc nộp thuế TNDN, thuế GTGT đối với một số đối tượng thuộc DNNVV và DN sử dụng nhiều lao động... Ước tính tổng số thuế hỗ trợ cá nhân, DN năm 2015 khoảng 4.000 tỷ đồng. Dự kiến cả giai đoạn 2011-2015, tổng khoản giảm thu do các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế khoảng 85.000 tỷ đồng. Việc giảm thuế suất thuế TNDN; bổ su ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tài chính và vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP TS. NGUYỄN VIẾT LỢI - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) Trong thời gian qua, do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, Quốc hội, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất - kinh doanh. Trong đó, nhiều giải pháp tài chính nhằm khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh, thu hút đầu tư đã được triển khai, thực hiện đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy tác dụng, góp phần hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Để triển khai tốt các Nghị quyết của Chính phủ... về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới, chính sách tài chính tiếp tục hướng tới việc hoàn thiện chính sách thu nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và thu hút đầu tư; quản lý chi chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng và kiềm chế lạm phát... • Từ khóa: Chính sách tài chính, doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ, hỗ trợ. Chính sách tài chính hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Những năm qua, hoạt động của DN có sự cải thiện rõ rệt. Năm 2015, cả nước có 94.754 DN được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số DN và 39,1% về số vốn đăng ký so với năm trước. Đây cũng là số DN đăng ký thành lập mới cao nhất trong giai đoạn 2012-2015 (Số DN thành lập mới các năm từ 20122014 lần lượt là 72.305; 76.955; 74.887). 5 tháng đầu năm 2016, cả nước có 44.740 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 349,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1% về số DN và tăng 59,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015; số vốn đăng ký bình quân một DN đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 28,4% (Số DN thành lập mới 5 tháng đầu năm 2015 tăng 15,5%; số vốn đăng ký tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2014). Những kết quả bước đầu của năm 2016 cho thấy, các chính sách tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ DN phát triển, trong đó có chính sách tài chính đã có hiệu quả. Chính sách tài chính hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN đã được triển khai trong giai đoạn 2011-2015 và đầu năm 2016 trên cả đầu vào (vốn, mặt bằng sản xuất..) và đầu ra (tổng cầu sản phẩm). Cụ thể: Một là, hỗ trợ DN về mặt bằng sản xuất thông qua các chính sách miễn, giảm tiền thuê đất. Theo đó cho phép: (i) Giảm 50% tiền thuê đất trong năm 2011 và năm 2012 cho tất cả các tổ chức kinh tế đang hoạt động trong các ngành sản 18 xuất (không bao gồm các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ) (Quyết định 2093/ QĐ-TTg ngày 23/11/2011); (ii) Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế cho DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012); (iii) Giảm 50% tiền thuê đất năm 2013, năm 2014 đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất (Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013); (iv) Gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính (Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012); (v) Cho phép các chủ đầu tư dự án đã được Nhà nước giao đất nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất do có khó khăn về tài chính được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ thanh toán tiền bán hàng trong thời gian tối đa 24 tháng kể từ ngày có thông báo nộp tiền sử dụng đất của cơ quan thuế (Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013). Các chính sách này được thực hiện kịp thời đã từng bước hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, giảm chi phí thuê mặt bằng, có thêm nguồn tài chính để ổn định và phát triển sản xuất. Hai là, tạo điều kiện cho các DN tích tụ vốn thông qua giảm nghĩa vụ thuế thu nhập DN (TNDN) phải nộp bằng cách: Giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông từ 22% năm 2014 xuống còn 20% năm 2016, thuế suất thuế TNDN ưu đãi (áp dụng đối với DNNVV, tổ chức kinh tế vi mô…) từ mức 20% năm TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016 2014 xuống còn 17% năm 2016 (So với các nước trong khu vực thì mức thuế này là tương đối thấp: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia có mức thuế suất TNDN là 25%); bổ sung nhiều ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi; mở rộng chi phí được giảm trừ cho DN bằng cách bỏ mức khống chế 15% trên tổng chi phí đối với chi phí khuyến mãi, quảng cáo, tiếp tân... Bên cạnh đó, còn thực hiện chính sách miễn, giảm và gia hạn thời gian nộp thuế như giảm 30% số thuế TNDN phải nộp trong năm đối với DN nhỏ và vừa (DNNVV) và DN sử dụng nhiều lao động (Nghị quyết số 08/2011/ QH13); miễn thuế khoán (thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN) năm 2012 đối với một số đối tượng; gia hạn việc nộp thuế TNDN, thuế GTGT đối với một số đối tượng thuộc DNNVV và DN sử dụng nhiều lao động... Ước tính tổng số thuế hỗ trợ cá nhân, DN năm 2015 khoảng 4.000 tỷ đồng. Dự kiến cả giai đoạn 2011-2015, tổng khoản giảm thu do các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế khoảng 85.000 tỷ đồng. Việc giảm thuế suất thuế TNDN; bổ su ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách tài chính Hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế Chính phủ Chính sách hỗ trợ sản xuất Chính sách hỗ trợ kinh doanhTài liệu liên quan:
-
205 trang 438 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 350 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 331 0 0 -
Hướng dẫn viết đề tài kiểm toán
14 trang 187 0 0 -
3 trang 179 0 0
-
11 trang 175 4 0
-
Thông tư 07/1998/TT-BCA của Bộ Công an
10 trang 175 0 0 -
23 trang 169 0 0
-
Giáo trình môn Kinh tế quốc tế - Đỗ Đức Bình
282 trang 119 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Quan hệ thương mại Việt Nam – Nam Phi giai đoạn 2008-2014
83 trang 99 0 0