Danh mục

Chính sách thuế đối với loại hình kinh doanh trực tuyến

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 303.14 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra khung phân tích nhằm đánh giá tính hiệu quả, công bằng và khả thi của chính sách đối với các khoản thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thương mại điện tử trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách thuế đối với loại hình kinh doanh trực tuyến HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 51. 1Lê Văn* 2TrầnAnh Tùng** 3Nguyễn Khánh Minh*** Tóm tắt Bài viết này đưa ra đề xuất về một chính sách thuế đối với phương thức kinh doanh trực tuyến dựa vào các nền tảng mạng xã hội. Dựa vào cơ sở lý thuyết, thực tiễn tại Việt Nam và một số thông lệ quốc tế, bài viết đưa ra khung phân tích nhằm đánh giá tính hiệu quả, công bằng và khả thi của chính sách đối với các khoản thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thương mại điện tử trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội. Từ khóa: Chính sách thuế, kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử. 1. Giới thiệu Theo một nghiên cứu về phát triển thương mại điện tử Việt Nam (Nguyen, 2021), cụm ngành này phát triển với tốc độ tăng trưởng ước tính trên 30% cho giai đoạn 2020-2025, và là 1 trong 6 quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á bên cạnh Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan. Thật vậy, nhìn vào bức tranh chung, Việt Nam có nền kinh tế điện tử đạt giá trị gần 14 tỷ đô la Mỹ trong năm 2020, mang sức bật tăng trưởng mỗi năm 16%, đang được kỳ vọng sẽ chạm mốc 52 triệu tỷ đô la Mỹ trong năm 2025, và vì vậy hoàn toàn là mảnh đất màu mỡ cho thương mại điện tử với mô hình kinh doanh qua mạng 2 không (không mặt bằng, không kho bãi) phát triển. Đứng trước sức phát triển nóng như vậy, câu hỏi đặt ra là chính phủ hiện đang quản lý nó như thế nào, ở cả góc độ tiếp thêm nhiên liệu phát triển và góc độ kiềm chế sự phát triển, để tránh tình trạng sự phát triển đó vượt quá tầm kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ lụy khó sửa chữa khắc phục. 1 Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: levan@ueh.edu.vn 2 Trường Đại học Quản lý và Công Nghệ TP. HCM 3 AIA Việt Nam 748 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Ở thời điểm hiện tại, chính phủ đang tập trung lớn vào chuyển đổi số, vì vậy sự tăng trưởng của nền kinh tế điện tử (digital economy). Ví dụ cụ thể nhất là Quyết định 749 của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/06/2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, với mục tiêu đảm bảo năm 2025 có hơn 80% hộ gia đình trên toàn lãnh thổ được tiếp cận với hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, nền kinh tế kỹ thuật số hình thành phải đạt được mốc 10% tỷ trọng kinh tế cho mọi lĩnh vực, dẫn đến tăng năng suất lao động hàng năm lên trên 7%. Và cả ngoại tác khách quan không kiểm soát được cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng này: đại dịch Covid-19 thay đổi triệt để thói quen mua sắm của hơn 1/3 người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á. Một trong những nhân quả của nền kinh tế điện tử phát triển, là sự xuất hiện của hình thức kinh doanh mới: kinh doanh livestream hay kinh doanh với nền tảng phát trực tiếp. Đây là giải pháp lưu trữ video cho phép người dùng tải lên và phát nội dung video tới khán giả của họ, được doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng để chia sẻ video với mục đích tạo khách hàng tiềm năng, xây dựng nhận thức về thương hiệu, quảng cáo sản phẩm hoặc bản quyền truy cập để xem video trực tuyến. Hệ quả đầu tiên của kinh doanh livestream, là các cá nhân tham gia vào nền kinh tế này, ở thời điểm hiện tại, vẫn không hề có trách nhiệm nghĩa vụ thuế đối với nhà nước theo quy định, gây thất thu một khoản khổng lồ cho ngân sách và tạo bất bình đẳng xã hội. Cụ thể, trong báo cáo kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 06/12/2007, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã lập biên bản xác định số liệu hơn 3.700 tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh qua mạng nhưng không đăng ký kinh doanh, trong đó có gần 14.000 tài khoản Facebook đã trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh này. Gần đây nhất, vào tháng 7 năm 2020 một kho hàng rộng 10.000m2 đã được phát hiện tại Lào Cai với toàn bộ hàng nhập lậu không hóa đơn chứng từ, đã có doanh thu hơn 649 tỷ đồng, khi chỉ mới kinh doanh chưa đầy 20 tháng bằng hình thức livestream trên mạng xã hội. Hậu quả liên đới của sự bùng phát kinh doanh livestream, đi kèm với việc lỏng lẽo trong cơ chế quản lý và thu thuế, là sự tràn lan của các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây nên ngoại tác tiêu cực cho sự tồn tại của các loại hàng chất lượng tốt, hàng chính hãng. Thậm chí, hậu quả sẽ diễn tiến theo chiều hướng tồi tệ hơn khi các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh hàng thật phát hiện và tố cáo, dẫn đến sự ảnh hưởng không nhỏ đối với niềm tin thị trường và thể diện của chính quốc gia. Dẫn chứng thêm từ báo cáo số 301 của USTR (Văn phòng Bộ Thương mại Hoa Kỳ), Việt Nam nằm trong danh sách các nước cần được theo dõi về đảm bảo quyền sỡ hữu trí tuệ trong giai đoạn 4 năm liên tiếp trong giai đoạn 2015-2019, vì các lý do như không có biện pháp hiệu quả trong việc chống hàng giả và sao chép lậu, bao gồm cả trên môi trường trực tuyến, và 749 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM không đủ bao quát và khả năng phản ứng trước những thách thức mới về vấn đề xâm phạm bản quyền đã, đang và sẽ xảy ra trong tương lai. Sự gia tăng hình thức thương mại điện tử qua các nền tảng mạng xã hội là hệ quả tất yếu của tiến trình chuyển đổi số trước thềm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như những tác động ngẫu nhiên của đại ...

Tài liệu được xem nhiều: