Danh mục

Chính sách tự chủ giáo dục - động lực lớn cho sự phát triển giáo dục đại học công lập ở Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 315.93 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tự chủ giáo dục đại học đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện, bởi đó là biện pháp trực tiếp đáp ứng nhu cầu của giáo dục và đào tạo hiện đại. Bài viết tập trung phân tích chính sách tự chủ giáo dục - động lực lớn cho sự phát triển giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tự chủ giáo dục - động lực lớn cho sự phát triển giáo dục đại học công lập ở Việt Nam CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ GIÁO DỤC - ĐỘNG LỰC LỚN CHO SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM Đinh Văn Trọng Lê Thị Tuyết Ba Đại học Kinh tế Đà Nẵng Tóm tắt Tự chủ giáo dục đại học đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện,bởi đó là biện pháp trực tiếp đáp ứng nhu cầu của giáo dục và đào tạo hiện đại. Thực tếphát triển đất nước trong những năm qua cho thấy, chính sách tự chủ giáo dục đại họccủa Đảng và Nhà nước có một vai trò quan trọng, giúp các trường phát huy nội lực,khả năng sáng tạo, hoạt động một cách có hiệu quả và đáp ứng những đòi hỏi cấp thiếtnguồn nhân lực có chất lượng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ khóa: [chính sách tự chủ giáo dục]; [động lực]; [phát triển]; [nâng cao chấtlượng]. Tự chủ đại học có nhiều ưu điểm giúp các trường đại học tháo gỡ những vướngmắc về quản lý nhà nước, hoạt động của nhà trường, quản lý của bộ chủ quản. Qua tựchủ, giúp các trường đại học quyết định cách thức và phương thức thực hiện sứ mạngvà chương trình hoạt động của mình, đồng thời tự chịu trách nhiệm trước công chúngvà pháp luật về mọi quyết định cũng như hoạt động của chính mình. Hiện nay, tự chủđại học thông thường bao gồm các nội dung: tự chủ về tổ chức 1, tự chủ về tài chính2,tự chủ về nhân sự3 và tự chủ về đào tạo4. Trước xu thế đổi mới, hội nhập trong lĩnh vực giáo dục, Việt Nam đã có nhiềucải cách trong lĩnh vực giáo dục đại học. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổimới và nâng cao chất lượng giáo dục, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bảntrao quyền tự chủ cho các trường đại học. Quyền tự chủ giáo dục lần đầu tiên được Nhà nước đề cập tại Điều 10 của Điềulệ trường đại học Ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 7năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ: “Trường đại học được quyền tựchủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch pháttriển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, quanhệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”.1 Tại Việt Nam, cấp trường là cấp điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu cùng với các đơn vị chức năng tham mưu giúp việc gồm: các phòng, khoa, trung tâm. Cấp khoa là cấp quản lý các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành trực thuộc...2 Tự chủ về tài chính là trường đại học được quyền quyết định hoạt động tài chính của nhà trường bao gồm các hoạt động thu, chi, quản lý và phân phối kết quả hoạt động tài chính, huy động vốn, quản lý các quỹ chuyên dụng, quản lý tài sản, quản lý nợ phải trả của nhà trường, và các hoạt động tài chính khác theo quy định của.3 Tự chủ về tuyển sinh và đào tạo là các trường đại học được quyền quyết định các hình thức và số lượng tuyển phù hợp với điều kiện của trường và quy định của Nhà nước; mở các ngành đào tạo đại học và chuyên ngành đào tạo sau đại học đã có trong danh mục ngành đào tạo của nhà nước.4 Hoạt động đào tạo gồm các nội dung như: tuyển sinh; ngành đào tạo; Chương trình, giáo trình đào tạo; Phương pháp giảng dạy… Các trường tự quyết định chỉ tiêu đào tạo, báo cáo Bộ và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để xã hội cùng giám sát chất lượng đào tạo. 35 Nhằm hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảmquyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhànước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học. Ngày 02 tháng11 năm 2005, Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mớicăn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, trong đó nhấnmạnh: Cần chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tựchủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiêncứu, tổ chức, nhân sự và tài chính; Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đạidiện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập. Bảo đảm vai tròkiểm tra, giám sát của cộng đồng; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quầnchúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lượng giáo dục đại học;Quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược pháttriển; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định giáo dục đại học;hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ môcơ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: