Chính sách tỷ giá tại Việt Nam: Diễn biến điều chỉnh chính sách và một số giải pháp trong thời gian tới
Số trang: 22
Loại file: pdf
Dung lượng: 727.26 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tập trung làm rõ tình hình thực hiện chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, áp lực từ bối cảnh mới tác động đến việc thực hiện điều chỉnh chính sách tỷ giá hiện nay và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của chính sách điều chỉnh tỷ giá trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tỷ giá tại Việt Nam: Diễn biến điều chỉnh chính sách và một số giải pháp trong thời gian tới CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM: DIỄN BIẾN ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI TS. Hoàng Văn Cương1 Phạm Phú Minh2 Văn Thiên Hào3 Tóm tắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức được ký kết có thể coi là hai cột mốc đánh dấu quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới đây. Với làn sóng hội nhập lần thứ hai này, Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp cận thị trường nước ngoài và các nguồn lực quan trọng cần thiết để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia “sân chơi kinh tế toàn cầu này” cũng tăng lên. Một trong những thách thức có thể kể tới là sự gia tăng áp lực lên biến động tỷ giá do các luồng thương mại và đầu tư vào Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất, nhập khẩu và sự cân bằng trong cán cân thanh toán của Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế, yêu cầu đặt ra hiện nay đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam là cần thay đổi cách thức điều hành tỷ giá hướng tới sự linh hoạt để tỷ giá có vai trò lớn hơn trong việc xác lập cân bằng thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán, tạo ra sự chủ động trong việc ứng phó kịp thời với những biến động bất lợi của thị trường có thể ảnh hưởng tới tỷ giá. Bài viết này tập trung làm rõ tình hình thực hiện chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, áp lực từ bối cảnh mới tác động đến việc thực hiện điều chỉnh chính sách tỷ giá hiện nay và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của chính sách điều chỉnh tỷ giá trong thời gian tới. Từ khóa: Chính sách tỷ giá, biên độ dao động, cố định, linh hoạt. 1. Chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2011 - 2015 là một giai đoạn có nhiều biến động và khó khăn cho Chính phủ và NHNN Việt Nam trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Ảnh hưởng 1 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Email: CuongHgV@yahoo.com 2 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 3 Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế, Đại học Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc Nga, Liên bang Nga. 124 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009 và hệ lụy của nó kéo dài trong những năm sau đó đã gây tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế trong nước với biểu hiện rõ nét nhất là sự phá sản của nhiều doanh nghiệp trong nước, nhiều thị trường tài chính đóng băng như thị trường chứng khoán, bất động sản và dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh. Điều này đã gây áp lực rất lớn lên mức độ gia tăng của lạm phát và tỷ giá, làm cho lạm phát trong giai đoạn từ 2007 đến 2011 luôn duy trì ở mức 2 con số. Trước tình hình bất ổn của kinh tế vĩ mô trong nước, Chính phủ và NHNN xác định rằng mục tiêu quan trọng trong điều hành tỷ giá là phải “Tạo lập và lấy lại niềm tin của thị trường bằng một tỷ giá hối đoái phải ổn định”. Để kiên định với mục tiêu này, NHNN đã lựa chọn điều chỉnh chính sách tỷ giá theo cơ chế duy trì cố định với biên độ mục tiêu định sẵn. Điều này có ý nghĩa rất to lớn trong việc tạo lập niềm tin thị trường, giúp các doanh nghiệp và người dân biết chắc chắn về biên độ dao động của tỷ giá, từ đó xây dựng một kế hoạch tài chính, thương mại với rủi ro tỷ giá được giảm bớt. Để duy trì được cơ chế điều hành tỷ giá này, Chính phủ và NHNN đã thực hiện một số biện pháp như: Thứ nhất, chủ động và linh hoạt trong ổn định tỷ giá. Để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, NHNN đã thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng chủ động, linh hoạt, thực hiện các biện pháp mua và bán ngoại tệ, can thiệp thị trường khi cần thiết, kết hợp giữa điều hành tỷ giá với các công cụ chính sách tiền tệ để giảm áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ, duy trì chênh lệch giữa lãi suất VND và USD để đảm bảo việc nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD, khuyến khích doanh nghiệp và người dân chuyển từ giữ USD sang VND, phát hành tín phiếu NHNN trên thị trường mở để hút tiền về, hạn chế áp lực đầu cơ tỷ giá. Tiếp theo đó, NHNN tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành trong việc quản lý thị trường, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối; triển khai các giải pháp đổi mới, sắp xếp căn bản thị trường vàng, hạn chế tác động của biến động giá vàng lên tỷ giá; kịp thời thông tin, tuyên truyền dưới nhiều hình thức để định hướng, ổn định thị trường. Thực hiện Nghị quyết số 02/2011/NQ-CP4, NHNN đã ban hành Quyết định số 230/2011/QĐ-NHNN5 nhằm điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 20.693 VND, tăng 9,3% ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tỷ giá tại Việt Nam: Diễn biến điều chỉnh chính sách và một số giải pháp trong thời gian tới CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM: DIỄN BIẾN ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI TS. Hoàng Văn Cương1 Phạm Phú Minh2 Văn Thiên Hào3 Tóm tắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức được ký kết có thể coi là hai cột mốc đánh dấu quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới đây. Với làn sóng hội nhập lần thứ hai này, Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp cận thị trường nước ngoài và các nguồn lực quan trọng cần thiết để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia “sân chơi kinh tế toàn cầu này” cũng tăng lên. Một trong những thách thức có thể kể tới là sự gia tăng áp lực lên biến động tỷ giá do các luồng thương mại và đầu tư vào Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất, nhập khẩu và sự cân bằng trong cán cân thanh toán của Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế, yêu cầu đặt ra hiện nay đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam là cần thay đổi cách thức điều hành tỷ giá hướng tới sự linh hoạt để tỷ giá có vai trò lớn hơn trong việc xác lập cân bằng thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán, tạo ra sự chủ động trong việc ứng phó kịp thời với những biến động bất lợi của thị trường có thể ảnh hưởng tới tỷ giá. Bài viết này tập trung làm rõ tình hình thực hiện chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, áp lực từ bối cảnh mới tác động đến việc thực hiện điều chỉnh chính sách tỷ giá hiện nay và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của chính sách điều chỉnh tỷ giá trong thời gian tới. Từ khóa: Chính sách tỷ giá, biên độ dao động, cố định, linh hoạt. 1. Chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2011 - 2015 là một giai đoạn có nhiều biến động và khó khăn cho Chính phủ và NHNN Việt Nam trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Ảnh hưởng 1 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Email: CuongHgV@yahoo.com 2 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 3 Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế, Đại học Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc Nga, Liên bang Nga. 124 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009 và hệ lụy của nó kéo dài trong những năm sau đó đã gây tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế trong nước với biểu hiện rõ nét nhất là sự phá sản của nhiều doanh nghiệp trong nước, nhiều thị trường tài chính đóng băng như thị trường chứng khoán, bất động sản và dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh. Điều này đã gây áp lực rất lớn lên mức độ gia tăng của lạm phát và tỷ giá, làm cho lạm phát trong giai đoạn từ 2007 đến 2011 luôn duy trì ở mức 2 con số. Trước tình hình bất ổn của kinh tế vĩ mô trong nước, Chính phủ và NHNN xác định rằng mục tiêu quan trọng trong điều hành tỷ giá là phải “Tạo lập và lấy lại niềm tin của thị trường bằng một tỷ giá hối đoái phải ổn định”. Để kiên định với mục tiêu này, NHNN đã lựa chọn điều chỉnh chính sách tỷ giá theo cơ chế duy trì cố định với biên độ mục tiêu định sẵn. Điều này có ý nghĩa rất to lớn trong việc tạo lập niềm tin thị trường, giúp các doanh nghiệp và người dân biết chắc chắn về biên độ dao động của tỷ giá, từ đó xây dựng một kế hoạch tài chính, thương mại với rủi ro tỷ giá được giảm bớt. Để duy trì được cơ chế điều hành tỷ giá này, Chính phủ và NHNN đã thực hiện một số biện pháp như: Thứ nhất, chủ động và linh hoạt trong ổn định tỷ giá. Để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, NHNN đã thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng chủ động, linh hoạt, thực hiện các biện pháp mua và bán ngoại tệ, can thiệp thị trường khi cần thiết, kết hợp giữa điều hành tỷ giá với các công cụ chính sách tiền tệ để giảm áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ, duy trì chênh lệch giữa lãi suất VND và USD để đảm bảo việc nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD, khuyến khích doanh nghiệp và người dân chuyển từ giữ USD sang VND, phát hành tín phiếu NHNN trên thị trường mở để hút tiền về, hạn chế áp lực đầu cơ tỷ giá. Tiếp theo đó, NHNN tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành trong việc quản lý thị trường, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối; triển khai các giải pháp đổi mới, sắp xếp căn bản thị trường vàng, hạn chế tác động của biến động giá vàng lên tỷ giá; kịp thời thông tin, tuyên truyền dưới nhiều hình thức để định hướng, ổn định thị trường. Thực hiện Nghị quyết số 02/2011/NQ-CP4, NHNN đã ban hành Quyết định số 230/2011/QĐ-NHNN5 nhằm điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 20.693 VND, tăng 9,3% ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách tỷ giá Điều chỉnh chính sách Biên độ dao động Vốn đầu tư Tài chính doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 772 21 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 421 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 383 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 370 10 0 -
3 trang 305 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 291 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 286 0 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 272 1 0