Danh mục

Chợ biên giới và tiềm năng phát triển du lịch địa phương (trường hợp chợ Mường Khương, tỉnh Lào Cai)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 453.91 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này, trên cơ sở khảo sát thực địa, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu liên quan, sẽ chỉ ra các đặc điểm mang tính đặc thù của chợ Mường Khương, đánh giá các tiềm năng du lịch địa phương, đề xuất các hoạt động du lịch – dịch vụ, từ đó nhấn mạnh vai trò của chợ biên giới trong phát triển văn hóa vùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chợ biên giới và tiềm năng phát triển du lịch địa phương (trường hợp chợ Mường Khương, tỉnh Lào Cai)106 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI CHỢ BIÊN GIỚI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG (TRƯỜNG HỢP CHỢ MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LAO CAI) Trần Lê Trúc Anh Viện Nghiên cứu Da-Giày Hà Nội Tóm tắt: Khu vực biên giới Việt – Trung từ lâu đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó chiếm phần lớn là các dân tộc thiểu số. Họ có cách buôn bán, trao đổi hàng hóa riêng, tạo lập thị trường cho cộng đồng của mình. Trung tâm buôn bán chủ yếu và điển hình ở khu vực này là các chợ biên giới. Chợ Mường Khương (huyện Mường Khương, tỉnh Lao Cai, Việt Nam) là một trong những chợ tiêu biểu ở khu vực biên giới Việt – Trung. Việc nghiên cứu hoạt động buôn bán giao thương ở chợ Mường Khương sẽ góp phần hình thành điểm du lịch kết nối cộng đồng, hứa hẹn thu hút du khách khi Việt Nam phát triển du lịch văn hóa địa phương. Từ khóa: Chợ biên giới, chợ Mường Khương, du lịch văn hóa, phát triển, tiềm năng. Nhận bài ngày 25.6.2024; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 30.7.2024 Liên hệ tác giả: Trần Lê Trúc Anh; Email: tranletrucanh6t4@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực biên giới Việt – Trung từ lâu đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau,trong đó đại đa số là các dân tộc thiểu số. Những dân tộc này có bản sắc văn hóa độc đáo, tạothành một cộng đồng lớn. Họ có cách buôn bán, trao đổi hàng hóa riêng, tạo lập thị trường chocộng đồng của mình. Trung tâm buôn bán chủ yếu và điển hình ở khu vực này là các chợ biêngiới (được hiểu như phương thức buôn bán hình thành trong truyền thống lịch sử địa phương,nằm trong khu vực biên giới). Chợ Mường Khương (Lào Cai) là một chợ biên giới có vị thế đặcthù, vừa nằm trong khu vực kinh tế cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu, vừa có tính chất của một chợcó quy mô nhỏ mang đậm yếu tố bản địa. Nhìn chung, chợ Mường Khương nói riêng và chợbiên giới nói chung có vai trò quan trọng trong phát triển các hoạt động thương mại, đặc biệt làdu lịch trong nước và quốc tế. Chợ biên giới, thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc là đối tượng quan tâm củanhiều nhà nghiên cứu. Khu vực Lào Cai - Vân Nam trở thành tâm điểm của các nghiên cứutrong nước và nước ngoài. Nhóm tác giả Hà Thị Hồng Vân và Chu Đình Phúc công bố bài viếtvề một số vấn đề cơ bản về quan hệ giao thương giữa các tỉnh biên giới Tây Bắc, Việt Nam vàVân Nam, Trung Quốc [1]. Nhóm tác giả Việt Nam Nguyễn Đình Liêm đã phối hợp với PhóGiáo sư Zheng Min người Trung Quốc khởi động dự án nghiên cứu Xuyên biên giới giữa TâyBắc Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc (2001- 2020) [2]. Nhiều nghiên cứu về hệ thống chợ ởkhu vực biên giới chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ nhân học hoặc dân tộc học. Đáng chú ý làđề tài hợp tác giữa Viện Xã hội học Việt Nam và Đại học Mcgrill của Canada: Nghiên cứu thịtrường vùng cao Lào Cai; đối tượng nghiên cứu gồm 4 thị trường ở trung tâm huyện Sa Pa, BátXát, Mường Khương, Bắc Hà [3]. Hợp tác nghiên cứu giữa Viện Nhân học xã hội thuộc ViệnMax Planck (Cộng hòa Liên bang Đức) và Viện Dân tộc học Việt Nam Chợ và người buôn bánnhỏ trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam do Tiến sĩ Kristen Endres chủ trì là một công trìnhTẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 86/THÁNG 7 (2024) 107nghiên cứu nhân học tương đối công phu về chủ đề chợ ở Việt Nam và đặc biệt là chợ vùngbiên giới, chủ yếu xoay quanh khu vực Lào Cai, chợ Cốc Lếu [4],… Nhìn chung, các nghiêncứu này tiếp cận vấn đề thương mại biên giới trên diện rộng, góc nhìn hoạt động du lịch chợbiên giới nói chung và chợ Mường Khương nói riêng chưa được đề cập. Nghiên cứu này, trên cơ sở khảo sát thực địa, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu liên quan, sẽchỉ ra các đặc điểm mang tính đặc thù của chợ Mường Khương, đánh giá các tiềm năng du lịchđịa phương, đề xuất các hoạt động du lịch – dịch vụ, từ đó nhấn mạnh vai trò của chợ biên giớitrong phát triển văn hóa vùng.2. NỘI DUNG Chợ Mường Khương là chợ chính - chợ huyện trung tâm của huyện Mường Khương, tỉnhLào Cai. Chợ Mường Khương đã có từ lâu đời, tuy vậy thật sự vẫn chưa có những văn bản cụthể ghi chép lại lịch sử của chợ mà chủ yếu thông tin có được là qua những người lớn tuổi kể vềnhững gì họ đã tận mắt chứng kiến. Theo Trưởng phòng kinh tế hạ tầng huyện Mường Khương,ông Trịnh Vân Hùng, cũng là một người dân bản địa lớn lên tại Mường Khương, am hiểu vàchứng kiến sự phát triển của mảnh đất này, chợ đã nhiều lần di chuyển vị trí, đầu tiên nó chỉ làmột chợ vùng cao bình thường nằm ở trên đồi, đến năm 1979 do chiến tranh mà chợ phải dichuyển đi nơi khác sau đó hợp nhất với chợ ngựa ở vị trí ngày nay. Đến năm 2015 chợ trungtâm huyện Mường Khương chính thức được xây dựng và đi vào hoạt động với quy mô chợ loại2. Chợ Mường Khương nằm trên tuyến đường chính liên huyện nối Lào Cai, MườngKhương, Simacai. Đây là con đường huyết mạch, vừa liên kết giao thông vừa vận chuyển hànghóa đến những vùng xa xôi nhất của Lào Cai, mặt khác đây cũng là con đường vận chuyểnhàng hóa xuất nhập qua cửa khẩu Mường Khương. Chợ trung tâm huyện Mường Khương liênkết với hầu hết các chợ huyện xung quanh như chợ Bắc Hà, chợ Si Ma Cai, chợ Cốc Lếu (ởtrung tâm thành phố Lào Cai). Mặt khác, chợ Mường Khương kết nối với nhiều chợ tronghuyện tạo thành một mạng lưới chợ: chợ Tả Ngải Chồ, chợ xã Bản Lầu; chợ xã Bản Xen; chợxã Lùng Vai; chợ Chậu xã Lùng Vai; chợ xã Thanh Bình; chợ xã Lùng Khấu Nhin; chợ xã CaoSơn; chợ xã Tả Thàng; chợ xã Pha Long; Chợ xã Tả Gia Khâu. Lào Cai nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng, là “cửa ngõ” hay “cầu nối” của Việt Nam và các nước ASEAN với tỉnh VânNam và ph ...

Tài liệu được xem nhiều: