Chớ 'coi thường' răng sữa!
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 105.27 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhiều phụ huynh thường nghĩ rằng răng sữa không quan trọng, vì dù sao nó cũng sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn sau này. Suy nghĩ này là không đúng và đã dẫn tới những hệ lụy không đáng có sau này.
Quá trình phát triển của răng ở trẻ em Giai đoạn răng sữa kéo dài từ khi trẻ mọc răng sữa đầu tiên cho đến 5 tuổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chớ “coi thường” răng sữa! Chớ “coi thường” răng sữa! Nhiều phụ huynh thường nghĩ rằng răng sữa không quan trọng, vì dù sao nó cũng sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn sau này. Suy nghĩ này là không đúng và đã dẫn tới những hệ lụy không đáng có sau này. Quá trình phát triển của răng ở trẻ em Giai đoạn răng sữa kéo dài từ khi trẻ mọc răng sữa đầu tiên cho đến 5 tuổi. Những chiếc răng đầu tiên xuất hiện khi bé 6 tháng tuổi và sẽ mọc đủ 20 chiếc trong vòng 18 tháng sau đó. Các răng này sẽ lung lay và được nhổ trong độ tuổi từ 7 đến 12 và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Ngoài 20 răng vĩnh viễn thay thế răng sữa, 12 răng mới sẽ mọc lên và những mầm răng đầu tiên của nhóm này sẽ xuất hiện khi trẻ 6 tuổi và được gọi là răng hàm vĩnh viễn đầu tiên. Đây là những chiếc răng rất quan trọng. Tất cả các răng vĩnh viễn sẽ mọc xong ở tuổi 14, ngoại trừ các răng khôn (thường mọc ở khoảng 17 – 25 tuổi). Như vậy, ở độ tuổi từ 6 – 12 tuổi, một đứa trẻ sẽ có cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Đây được gọi là giai đoạn hỗn hợp. Mối liên hệ chặt chẽ giữa răng sữa và răng vĩnh viễn Nhiều phụ huynh cho rằng những chiếc răng sữa sâu không cần phải điều trị vì rồi nó sẽ rụng và thay thế bởi một răng mới. Nhưng đó thực sự là một hiểu lầm tai hại! Thông thường các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa vừa rụng. Với áp lực từ răng vĩnh viễn, chân răng sữa sẽ bị tiêu đi và rụng, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu các răng vĩnh viễn ở vị trí quá xa, nó sẽ mọc lên mà không cần răng sữa phải rụng đã. Vậy là dẫn tới hiện tượng răng mới mọc phía sau hoặc bên cạnh răng cũ. Nếu được điều chỉnh kịp thời (loại bỏ răng sữa), răng vĩnh viễn sẽ về đúng vị trí. Tuy nhiên, với trường hợp thiếu răng sữa bẩm sinh, sâu răng, sún răng hay mất răng sớm do chấn thương…, răng sữa khác hoặc răng vĩnh viễn sẽ di chuyển vào vị trí mất răng, làm răng vĩnh viễn bên dưới không có đủ chỗ để mọc, gây ra răng ngầm, mọc kẹt hoặc răng chen chúc. Trước đó, tình trạng sâu răng, sún răng nếu không được điều trị sẽ gây đau nhức làm cho trẻ không ăn được, từ đó dẫn tới biếng ăn, thiếu chất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Và về lâu dài, sẽ gây ra những dị tật, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe toàn cơ thể. Vì thế, ngoài việc đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ, chú ý vệ sinh răng miệng, điều trị răng sâu ngay thì cần thông báo với bác sĩ về các tai nạn hay chấn thương ảnh hưởng đến răng miệng, dù rất nhẹ, ở trẻ.. Đây là một tiền sử rất quan trọng để chẩn đoán răng vĩnh viễn mọc kẹt hoặc dị dạng do chấn thương của răng sữa
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chớ “coi thường” răng sữa! Chớ “coi thường” răng sữa! Nhiều phụ huynh thường nghĩ rằng răng sữa không quan trọng, vì dù sao nó cũng sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn sau này. Suy nghĩ này là không đúng và đã dẫn tới những hệ lụy không đáng có sau này. Quá trình phát triển của răng ở trẻ em Giai đoạn răng sữa kéo dài từ khi trẻ mọc răng sữa đầu tiên cho đến 5 tuổi. Những chiếc răng đầu tiên xuất hiện khi bé 6 tháng tuổi và sẽ mọc đủ 20 chiếc trong vòng 18 tháng sau đó. Các răng này sẽ lung lay và được nhổ trong độ tuổi từ 7 đến 12 và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Ngoài 20 răng vĩnh viễn thay thế răng sữa, 12 răng mới sẽ mọc lên và những mầm răng đầu tiên của nhóm này sẽ xuất hiện khi trẻ 6 tuổi và được gọi là răng hàm vĩnh viễn đầu tiên. Đây là những chiếc răng rất quan trọng. Tất cả các răng vĩnh viễn sẽ mọc xong ở tuổi 14, ngoại trừ các răng khôn (thường mọc ở khoảng 17 – 25 tuổi). Như vậy, ở độ tuổi từ 6 – 12 tuổi, một đứa trẻ sẽ có cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Đây được gọi là giai đoạn hỗn hợp. Mối liên hệ chặt chẽ giữa răng sữa và răng vĩnh viễn Nhiều phụ huynh cho rằng những chiếc răng sữa sâu không cần phải điều trị vì rồi nó sẽ rụng và thay thế bởi một răng mới. Nhưng đó thực sự là một hiểu lầm tai hại! Thông thường các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa vừa rụng. Với áp lực từ răng vĩnh viễn, chân răng sữa sẽ bị tiêu đi và rụng, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu các răng vĩnh viễn ở vị trí quá xa, nó sẽ mọc lên mà không cần răng sữa phải rụng đã. Vậy là dẫn tới hiện tượng răng mới mọc phía sau hoặc bên cạnh răng cũ. Nếu được điều chỉnh kịp thời (loại bỏ răng sữa), răng vĩnh viễn sẽ về đúng vị trí. Tuy nhiên, với trường hợp thiếu răng sữa bẩm sinh, sâu răng, sún răng hay mất răng sớm do chấn thương…, răng sữa khác hoặc răng vĩnh viễn sẽ di chuyển vào vị trí mất răng, làm răng vĩnh viễn bên dưới không có đủ chỗ để mọc, gây ra răng ngầm, mọc kẹt hoặc răng chen chúc. Trước đó, tình trạng sâu răng, sún răng nếu không được điều trị sẽ gây đau nhức làm cho trẻ không ăn được, từ đó dẫn tới biếng ăn, thiếu chất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Và về lâu dài, sẽ gây ra những dị tật, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe toàn cơ thể. Vì thế, ngoài việc đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ, chú ý vệ sinh răng miệng, điều trị răng sâu ngay thì cần thông báo với bác sĩ về các tai nạn hay chấn thương ảnh hưởng đến răng miệng, dù rất nhẹ, ở trẻ.. Đây là một tiền sử rất quan trọng để chẩn đoán răng vĩnh viễn mọc kẹt hoặc dị dạng do chấn thương của răng sữa
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
dinh dưỡng trẻ em bệnh hay gặp ở trẻ em thực phẩm cho trẻ em chăm sóc sức khỏe trẻ em bệnh thường gặp ở trẻGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp phát hiện sớm tật ở mắt ở trẻ
5 trang 175 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa - ĐH Y Dược
139 trang 95 0 0 -
7 trang 74 0 0
-
Giáo trình Dinh dưỡng trẻ em (in lần thứ sáu): Phần 1
100 trang 50 0 0 -
4 trang 46 0 0
-
Giáo trình Vệ sinh - Dinh dưỡng (tái bản lần thứ ba): Phần 2
151 trang 45 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa (Tập 1): Phần 1
50 trang 43 0 0 -
Giáo trình Lí thuyết dinh dưỡng: Phần 2
74 trang 38 0 0 -
Khi nào nên tập cho bé đánh răng
3 trang 38 0 0 -
Giáo trình Dinh dưỡng trẻ em (in lần thứ sáu): Phần 2
45 trang 37 0 0