Thông tin tài liệu:
Chớ xem thường chấn thương vai TT - Trong thể thao, chấn thương vai rất thường gặp. Chớ xem thường, bởi nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng, có khi người bị chấn thương phải từ bỏ môn chơi yêu thích hoặc bị mất chức năng của khớp vai..Vừa mới đây tuyển thủ bóng đá quốc gia Đức Thiện đã phải tạm ngưng tập huấn để phẫu thuật chữa mất vững khớp vai do chấn thương. Cầu thủ Duy Nam cũng phải mất một thời gian để phẫu thuật tái tạo dây chằng và phục hồi chức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chớ xem thường chấn thương vai Chớ xem thường chấn thương vai Chớ xem thường chấn thương vai TT - Trong thể thao, chấn thương vai rấtthường gặp. Chớ xem thường, bởi nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng, có khingười bị chấn thương phải từ bỏ môn chơi yêu thích hoặc bị mất chức năng của khớpvai. Vừa mới đây tuyển thủ bóng đá quốc gia Đức Thiện đã phải tạm ngưng tậphuấn để phẫu thuật chữa mất vững khớp vai do chấn thương. Cầu thủ Duy Nam cũngphải mất một thời gian để phẫu thuật tái tạo dây chằng và phục hồi chức năng sau khibị trật khớp cùng - đòn vai cách đây hai năm. Cũng không ít vận động viên chuyênnghiệp và nghiệp dư môn judo, thể hình, bóng chuyền, tennis... đến gặp chúng tôi đểđiều trị phẫu thuật các tổn thương cấp và mãn tính vùng vai. Khớp vai dễ chấn thương Trong thể thao, chi dưới có chức năng chạy nhảy, thực hiện động tác kỹ thuật,chi trên đảm nhiệm các động tác tinh tế, giữ thăng bằng và chống đỡ khi té ngã. Khớp vai rất dễ bị chấn thương trong thể thao vì bao khớp lỏng lẻo giúp tầmvận động xoay tròn lớn nhất so với tất cả các khớp trong cơ thể, và vì khớp vai là khởiphát lực cho hầu hết các động tác của chi trên. Trong tennis, vận tốc xoay ở vận động viên chuyên nghiệp có thể đạt đến 1.500độ/giây trong cú giao bóng mạnh. Hay ở vận động viên bơi sải, khớp vai phải thựchiện hơn 400.000 động tác trong một năm. Đây là lý do dễ dẫn đến các chấn thươngviêm rách gân, bao khớp do quá tải. Ngoài ra, khớp vai còn là bộ phận chịu lực chống đỡ khi té ngã và cũng dễ bị vachạm trong các môn thể thao. Các chấn thương thường gặp: * Rách sụn viền, bao khớp vai Sụn viền ổ chảo có vai trò ví như “bản lề cửa” gắn bao khớp vai dính chặt vàoxương. Sụn viền rất dễ bị rách tróc ra khỏi xương như “cánh cửa sứt bản lề” khi thựchiện động tác xoay quá mức, vặn xoắn khớp hay té ngã chống tay. Tổn thương này gâymất vững khớp, đau mãn tính và trật khớp tái hồi (như trường hợp của tuyển thủ ĐứcThiện). Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, xương sẽ mòn khuyết và khớp vaithoái biến hư gây đau mãn tính và mất chức năng sau này. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là nội soi khớp vai, may đính lại “bản lề”sụn viền bằng các chỉ neo chuyên dụng. Đây là kỹ thuật hiện đại phổ biến rộng rãi trênthế giới và được nghiên cứu ứng dụng trên hơn 300 ca trong năm năm qua tại VN,giúp chữa lành và phục hồi nhanh chóng cho bệnh nhân. * Trật khớp cùng - đòn vai Đây là tổn thương thường gặp khi té đập vai hay chống tay. Điều trị phẫu thuật tái tạo dây chằng là phương pháp hữu hiệu cho các trườnghợp nặng, giúp phục hồi hoàn toàn sức mạnh của chi trên ở những người chơi thể thaođỉnh cao. * Viêm rách gân chóp xoay Do bao khớp lỏng lẻo nên khớp vai được gia cố bởi bốn gân cơ chóp xoay baoquanh. Vừa đóng vai trò giữ vững khớp, vừa phải đảm nhiệm chức năng tạo lực xoaytròn cho khớp vai nên gân này dễ bị viêm rách do quá tải hoặc chấn thương. Tổnthương này gây đau mãn tính, cứng khớp và mất chức năng nếu không được chẩn đoánsớm và điều trị đúng cách. Điều trị bằng cách nghỉ ngơi, thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu hoặc nội soi khớpmay gân chóp xoay trong trường hợp rách gân nặng. Với kỹ thuật mới này, người bệnhkhông bị sẹo mổ dài và hạn chế chức năng sau mổ như khi dùng phương pháp mổ mởkinh điển. * Gãy xương vùng vai Do vai chịu lực chống đỡ khi té ngã và va chạm mạnh nên có thể gãy xươngđòn, xương bả vai và cánh tay. Để phục hồi nhanh trong thể thao, nhiều phương phápphẫu thuật cải tiến đã được ứng dụng. Đó là đường mổ nhỏ kết hợp xương phối hợpvới bài tập phục hồi đặc biệt áp dụng cho các loại gãy di lệch, phạm khớp. ...