Danh mục

Chơi để phát triển giác quan và kỹ năng của bé trong năm đầu đời

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.48 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạn sẽ thấy con lớn lên và có những tiến bộ mới mỗi ngày. Làm sao để bạn có thể giúp con phát triển những kỹ năng đó đây? Cũng đơn giản thôi, chơi với con là cách để bạn làm điều đó. Từng tháng một, với từng điểm mốc phát triển đặc thù, bạn sẽ giúp con phát huy khả năng của mình và dạy cho con thêm biết bao điều mới lạ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chơi để phát triển giác quan và kỹ năng của bé trong năm đầu đời Chơi để phát triển giác quan và kỹ năng của bé trong năm đầu đời Bạn sẽ thấy con lớn lên và có những tiến bộ mới mỗi ngày. Làm sao để bạn có thể giúp con phát triển những kỹ năng đó đây? Cũng đơn giản thôi, chơi với con là cách để bạn làm điều đó. Từng tháng một, với từng điểm mốc phát triển đặc thù, bạn sẽ giúp con phát huy khả năng của mình và dạy cho con thêm biết bao điều mới lạ. 1 tháng tuổi Hãy dành thời gian để ở sát bên con (theo nghĩa đen). Ở tuổi này, bé nhìn tốt sự vật tốt nhất trong cự ly 20-40cm. Khi mắt bé đang phát triển, bé thích nhìn ngắm các khuôn mặt. Vậy nên, khi con không ngủ, hãy giữ gương mặt bạn thật gần trước mặt bé và hãy tích cực nựng nịu con nhé! Con rất thích khuôn mặt của mẹ đấy! Ảnh: Inmagine. 2 tháng tuổi Hãy giúp con phát triển cử động bàn tay và thị giác tốt hơn bằng cách cầm tay bé vỗ nhẹ vào nhau và hát. Theo thời gian, bé sẽ cố gắng bắt chước cử động và âm thanh của bạn để phát triển khả năng phối hợp tay – mắt và ngôn ngữ. Sau đó, bé cũng sẽ bắt đầu học theo biểu cảm của bạn. Hãy bế con thật gần và thè lưỡi, há miệng hoặc cười thật tươi. Trong vài tháng tới đây, bạn sẽ thấy bé bắt chước theo những hành động đó của bạn. 3 tháng tuổi Bé đã có thể bắt đầu chơi với bàn tay của mình và đập tay vào mọi thứ. Hãy khuyến khích sự phối hợp tay – mắt của con bằng cách cầm lục lạc và đồ chơi sặc sỡ đưa cho con để bé có thể học cầm nắm. Bé cũng sẽ rất hứng khởi với việc tự nâng đầu mình lên, hãy khích lệ kỹ năng này bằng những giờ chơi trong tư thế nằm sấp. Bạn có thể đặt gương an toàn để bé soi mình vào và phấn khích ngóc cao đầu hơn khi nhìn thấy hình ảnh ngộ nghĩnh của mình trong gương. 4 tháng tuổi Kỹ năng xã hội, vận động và ngôn ngữ của bé đang nở rộ. Bé sẽ cho bạn thấy biểu cảm phấn khởi khi bạn giơ đồ chơi ra trước mặt bé, và sẽ ọ ẹ nhăn nhó khi bạn giấu nó đi. Và đoán xem nào, cục cưng của bạn đã biết “nhột”! Phản xạ “nhột” phát triển vào khoảng tuần tuổi thứ 14 của bé. Cục cưng đã biết nhột rồi đấy mẹ ạ! Ảnh: Corbis. 5 tháng tuổi Mắt và tai bé đã có thể nhìn và nghe rõ như bạn rồi đấy. Và bé cũng đã bắt đầu biết bập bẹ rồi mẹ nhé! Hãy cố gắng đáp lại con và lập đi lập lại các phụ âm để giúp bé biết cách giao tiếp. Nhắc lại các từ ngữ và khuyến khích bé khi bé cố gắng bắt chước bạn. Đây là lúc thích hợp để bạn bắt đầu đọc sách cho con và gọi tên các đồ vật. 6 tháng tuổi 6 tháng tuổi - con bắt đầu thích tự di chuyển rồi! Ảnh: Corbis. Bé sẽ sớm học ngồi và tìm cách di chuyển. Hãy để bé được tự do di chuyển bằng cách cho bé nằm sấp, đặt đồ chơi trên sàn cách khỏi tầm với của bé một chút và khuyến khích bé với lấy đồ chơi. Vì trẻ con ở tuổi này thích nhét mọi thứ vớ được vào miệng, nên hãy đảm bảo bạn cho con chơi những món lớn hơn lõi cuộn giấy vệ sinh; ngoài ra, một khi bé đã có thể tự di chuyển, hãy đảm bảo mọi ngóc ngách trong nhà bạn đều an toàn cho bé. 7 tháng tuổi Kỹ năng điều khiển bàn tay của bé đã tốt hơn nhiều, và bé sẽ có thể dùng tay gắp nhặt đồ vật được trong vài tháng tới. Hãy kích thích các kỹ năng vận động tinh và phối hợp động tác bằng cách đưa cho bé những đồ vật an toàn, chẳng hạn muỗng hoặc chén nhựa, hoặc bạn có thể cho con ra ngoài vườn chơi nhổ cỏ. Ban đầu, bé có thể túm cỏ bằng cả bàn tay, nhưng bé sẽ hứng thú với những gì mình làm và cố gắng dùng ngón tay nhổ từng lá cỏ hơn. 8 tháng tuổi Đây là thời điểm thích hợp để bạn kích thích cảm giác về không gian và cách sử dụng từ ngữ của bé. Đầu tiên, hãy đưa cho bé một món đồ chơi được đặt trong một món khác (như chiếc hộp mở nắp hoặc một chiếc nồi). Hoặc bạn có thể hỏi bé “Mũi của con đâu?” và chỉ vào mũi của bé. Khi bạn lập lại trò chơi, hãy thay bằng những bộ phận cơ thể khác, nó sẽ giúp bé hiểu được nghĩa của từ. Bụng bự của con đâu? Ảnh: Corbis. 9 tháng tuổi Bé có thể hứng thú đặc biệt với các đồ vật có trục xoay và cách mà chúng vận hành. Hãy xem bé mân mê lật giở sách, mở cửa tủ, mở nắp hộp có bản lề… hàng chục lần, bé sẽ phát triển kỹ năng phối hợp tay – mắt qua trò chơi đó đấy mẹ ạ! 10 tháng tuổi Bé có thể thích tìm những vật bị giấu, bạn hãy chơi trò “Nó đâu mất rồi?” để giúp bé phát triển kỹ năng vận động tinh và xây dựng khái niệm về sự tồn tại của đồ vật – đồ vật không biến mất khi bé không thể nhìn thấy nó. Hãy giấu một món đồ chơi sáng màu dưới một tấm khăn hoặc cho cát vào hộp đựng, tiếp đến hãy cầm tay con đặt lên món đồ bị giấu đó, chẳng bao lâu bé sẽ tự biết tìm đồ vật mà không cần được giúp đỡ nữa. 11 tháng tuổi Nói chuyện và hát cho con nghe thật nhiều mẹ nhé, vì bé đang phát triển rất nhanh khả năng ngôn ngữ của mình. Ảnh: Corbis. Hãy tiếp tục cùng con rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ bằng các trò chơi và bài hát. Kỹ năng ngôn ngữ được phát triển thông qua tương tác giữa người với người – không phải là qua TV và đĩa DVD cho trẻ đâu các mẹ nhé, hãy nói chuyện với bé nhiều nhất có thể. Hãy kể cho bé nghe bạn đang làm gì, hãy đặt câu hỏi cho bé, và đừ ...

Tài liệu được xem nhiều: