Con gái 15 tuổi một bữa kéo tay mẹ lại trước gương: “Mẹ coi! Mẹ để tóc này già quá trời già. Mẹ duỗi ra, tỉa tỉa như con vầy nè. Ra đường người ta chắc nói hai chị em!”. Nghe lời con, chị bỏ cả buổi chiều ngồi đồng trong tiệm tóc. Sớm xách giỏ vô cơ quan, ngang qua bàn anh, thấy một cặp mắt ngỡ ngàng. “Em…lạ quá!”. Mim mím nụ cười chực bậc ra, chị đóng mặt ngầu. “Lạ là sao?Ý nói em già, em xấu tệ phải không?”. “Đâu mà. Em thiệt…”. Nhìn khuôn mặt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chớm xuân Chớm xuân TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỊ KIM HOÀCon gái 15 tuổi một bữa kéo tay mẹ lại trước gương: “Mẹ coi! Mẹ để tóc này già quá trờigià. Mẹ duỗi ra, tỉa tỉa như con vầy nè. Ra đường người ta chắc nói hai chị em!”.Nghe lời con, chị bỏ cả buổi chiều ngồi đồng trong tiệm tóc. Sớm xách giỏ vô cơ quan,ngang qua bàn anh, thấy một cặp mắt ngỡ ngàng. “Em…lạ quá!”. Mim mím nụ cười chựcbậc ra, chị đóng mặt ngầu. “Lạ là sao?Ý nói em già, em xấu tệ phải không?”. “Đâu mà.Em thiệt…”. Nhìn khuôn mặt ngăm ngăm vụt trở nên đen sì sì ngượng ngịu, không đừngđược, từ sau lưng chị vòng tay ôm lấy bờ vai rộng. Đàn ông gì mà quanh năm suốt thángcủ mỉ củ mì, hễ ra là đỏ mặt mắc cỡ y chang con gái. Thương người ta cả năm ròng, mộtngày không gặp nhấp nha nhấp nhổm, vậy mà cũng không biết nói được một lời nịnh nọtcho người ta nghe mát lỗ tai.Thế đó, nhưng không hiểu sao chị vẫn cứ yêu. Thậm chí còn yêu hơn cả mối tình đầuđắm say dại dột thời con gái.Chị đã tưởng chẳng yêu được người đàn ông nào bằng con người phụ bạc chị thời congái.Ngày đó, mắt chị long lanh, môi còn mọng, má còn đầy. Chị yêu và dâng hiến. Khôngngại ngần, không suy nghĩ.20 tuổi, chị làm mẹ. Vào phòng sinh, cơn đau banh da xé thịt không khiến chị rớt nướcmắt nhiều bằng những tiếng chặc lưỡi, hỏi han: “Chồng con đâu mà đi sinh có mộtmình?”.Bé Bi 3 tháng, mẹ từ quê bươn bã lên thăm, chết sững thấy đứa con gái hơn một năm nóibận học không về ngồi đẩy võng kẽo cà kẽo kẹt lời ru.Hết nhìn con, sang nhìn cháu, lại nhìn con, mẹ bưng mặt khóc như mưa. Khóc mỗi mộtlần đấy. Rồi thôi. “Con dại cái mang”, mẹ ôm cháu ngoại về quê, để con gái trở lạitrường sau kết quả bảo lưu một năm Đại học.Đó là những ngày tháng dài nhất trong cuộc đời chị. Chiều từ giảng đường về, ngó chaidầu khuynh diệp, ngó hộp phấn rôm gần cạn lăn lóc đầu giường, chị thấy hai đầu vú mìnhcương lên, nhưng nhức sữa.20 tuổi, chị đã biết thế nào là nỗi nhớ con đứt ruột, đứt gan.Con gái càng lớn càng giống mẹ, bà ngoại lúc cháu ngủ say, nói một mình: “Cũng may!Để khỏi mẹ mày nhìn mà nhớ cái giống phụ tình.”Mười mấy năm, bà ngoại chỉ thiết tha một nỗi: mẹ con Bi lấy chồng. Mong riết, mongriết…đến mức niềm hi vọng tha thiết kia dần mỏng tịch mỏng tang như lá lúa. Lúc bàquyết định thôi mong, thì một chiều chị về, lúng búng trong miệng: “Mẹ ơi, hay là Tếtnày con lấy chồng!”.Khỏi phải nói ngày hôm đó mẹ chị cười biết nhiêu lần. Ra sân tưới mấy chậu mai già cỗi,bà cười với đám lá xanh um: “Đó nghen! Tết này tụi bây phải nở bông thiệt đẹp mừng mẹcon Bi lấy chồng đó nghen!”.Rải thóc cho đàn gà con líp chíp chạy khắp sân, bà cũng cười: “Ăn đi con. Mau lớn, Tếtnày có thịt làm đám mẹ con Bi.”.Bạn già hàng xóm sang chơi, chưa ngồi nóng chỗ đã thấy bà tay nắm tay níu, móm mémcười: “Rốt cuộc, mẹ con Bi nó cũng chịu lấy chồng!”.Bi đi học về, loáng thoáng nghe, lẳng lặng lên gác đá cửa cái ầm. Dưới nhà, nụ cười bàngoại héo đi một nửa.Bi không muốn mẹ nó đi bước nữa. Hơn con gái, bà biết rõ ràng điều đó. Con gái làm saohiểu Bi được bằng bà. Bà đã đút nó bú sữa bình, thay tã nó, tắm nó. Bà cho nó ăn, rồinuôi nó lớn. Nó dính mãi bên nách bà ngày còn 3 tháng đỏ hỏn đến trắng da dài tóc nhưbây giờ. Mẹ nó hết học rồi làm, bận bịu với đủ thứ trên đời. Có thân thiết, có thương cũngsao rành suy nghĩ nó như bà cho được.Dòng con không cha sao mà khôn như từ trong trứng khôn ra.7 tuổi, cô giáo dạy thêm lúc bà đón nó vui miệng hỏi thăm: “Bữa nay ba mắc làm nên bàđón Bi thế đó ha?”. Ngớ ra, bà đứng nghe cô giáo khen Bi học giỏi ra sao, Bi ngoan thếnào, Bi làm bài văn kể về gia đình có ba, có mẹ, có bà ngoại hay nhất lớp. Mấy bữa côgiáo thấy có ông nào là lạ chở Bi tới học, hỏi Bi nói: “Dạ, ba con.” Bà kể chuyện nhà chocô. Hai người lớn đứng nói thiệt lâu, người sững sờ, người châm chấm tay ngang mắt.Tối đó, nằm ngủ sát bên, bà ngoại xoa xoa lưng Bi hỏi: “Bi. Con thích có ba lắm phảikhông con?”. Vẫn úp mặt xuống giường, nó nhừa nhựa giọng trả lời khi giấc ngủ đã rụcriễu kề bên. “Có ba ai mà hổng thích hả bà!”.Duy nhất lần đó, bà tin nó trả lời bà thiệt.Chứ mẹ nó hay bất kì ai sau này mà có hỏi, thì cũng nhận được y sì nhau cái hếch mũi xìdài: “Ba gì mà ba! Có ba, lỡ lì lì bị đánh cho mềm xương chứ được gì! Ở với ngoại, vớimẹ là sướng nhất. Trước giờ hổng bị đánh một cái nữa là…”Quả thật, bà với mẹ Bi chưa đánh nó lần nào.Không phải vì cưng chiều. Mà vì Bi, nó ngoan đến mức chẳng khi nào khiến bà, khiếnmẹ bận tâm hay phiền lòng bất cứ việc gì.Mẹ nó tưởng đàn bà một mình nuôi con tránh nhiệm nặng nề mà hóa ra nhẹ hẫng. Lắmkhi nó còn quan tâm chăm chút lại mẹ như một bà cụ non.Mười lăm năm nay, duy chỉ lần này Bi khiến ngoại phải buồn.Hồi nhỏ thích có ba làm vậy. Vậy mà sao lớn nó trở nên ngang ngạnh cố chấp chi đểkhuya nào bà cũng thấy nằng nặng trong lòng, không ngủ được, đi ra đi vô thở ngắn thandài.Mẹ Bi vốn vô tâm, thấy nó im im, ...