Thông tin tài liệu:
Kính lọc UV có giá khá mềm mà lại bảo vệ tốt ống kính nên có thể sử dụng trong mọi trường hợp. Kính lọc là dụng cụ quang học bổ trợ máy ảnh, bao gồm một lớp kính có tác dụng nhất định đối với một hoặc vài thành phần ánh sáng, nhằm bảo vệ ống kính, cảm quang hay tạo ra những hiệu ứng bất ngờ cho ảnh. Ở một số máy du lịch cao cấp, kính lọc đã được tích hợp sẵn trong ống zoom và thường là loại kính giảm sáng để chụp trong điều kiện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chọn kính lọc cho các máy ảnh
Chọn kính lọc cho máy ảnh
Kính lọc UV có giá khá mềm mà lại bảo vệ tốt ống kính nên có thể sử
dụng trong mọi trường hợp.
Kính lọc là dụng cụ quang học bổ trợ máy ảnh, bao gồm một lớp kính có tác
dụng nhất định đối với một hoặc vài thành phần ánh sáng, nhằm bảo vệ ống
kính, cảm quang hay tạo ra những hiệu ứng bất ngờ cho ảnh. Ở một số máy
du lịch cao cấp, kính lọc đã được tích hợp sẵn trong ống zoom và thường là
loại kính giảm sáng để chụp trong điều kiện ánh sáng chói. Đối với các máy
DSLR, chúng thường được gắn trên miệng ống kính và có nhiều chủng loại
để chọn.
Dưới đây là bảng phân loại một số kính lọc phổ biến, dựa trên tác dụng của
chúng theo trang web Cambridgeincolour.
Loại kính lọc Tác dụng chính Đối tượng sử dụng
- Giảm bớt ánh - Bầu trời, dòng
Kính lọc phân cực
nước hay tán lá
sáng chói.
(Linear & Circular
- Tăng bão hòa (nhiếp ảnh phong
Polarizers filter)
màu cho ảnh. cảnh nên có).
Kính lọc ND - Thác nước, dòng
- Mở rộng thời
sông dưới ánh sáng
(Neutral Density
gian phơi sáng.
mạnh.
filter)
Kính lọc GND - Kiểm soát
- Cảnh có độ sáng
(Graduated Neutral vùng ánh sáng
mạnh.
mạnh của ảnh.
Density filter)
- Giảm hiện
tượng đen 4 góc.
- Tăng độ trong
của ảnh dùng
Kính lọc tử ngoại - Dùng được trong
film.
mọi trường hợp.
(UV/Haze filter)
- Bảo vệ ống
kính.
Kính lọc sắc ấm/sắc - Ảnh phong cảnh,
- Thay đổi cân
lạnh chụp dưới nước hay
bằng trắng một số trường hợp
(Warming/Cooling
ánh sáng đặc biệt
filter)
1. Kính lọc phân cực
Kính lọc phân cực đường kính 67 mm. Ảnh: Wikipedia.
Kính lọc phân cực là loại quan trọng nhất trong chụp ảnh phong cảnh.
Chúng giảm bớt một lượng đáng kể ánh xạ đi đến chip cảm quang. Do đó,
những ảnh chụp bầu trời thường có sắc xanh đậm hơn, giảm khả năng cháy
tại những vùng như mặt nước hoặc các bề mặt phản chiếu ánh sáng mạnh.
Kính lọc thậm chí còn có tác dụng hạ bớt độ tương phản giữa các vùng ánh
sáng đối lập như bầu trời - mặt đất hay trong nhà - ngoài trời.
Loại kính lọc đặc biệt này có thể điều chỉnh độ phân cực bằng cách xoay
vòng quay bên hông kính. Bạn có thể sử dụng ống ngắm hoặc bật chế độ
LiveView để xem trước hiệu ứng phân cực.
Hai bức ảnh được chụp bởi cùng một máy ảnh, trong đó, ảnh
bên phải có sử dụng thêm kính lọc phân cực. Kính lọc phân cực
có tác dụng giảm độ sáng tại những chi tiết quá sáng và tăng độ
bão hòa màu. Ảnh: Wikipedia.
Tác dụng của kính lọc CPL phụ thuộc nhiều vào hướng đặt máy ảnh của bạn
và hướng của nguồn sáng chủ đạo trong ảnh (như mặt trời). Hiệu ứng phân
cực mạnh nhất khi máy ảnh của bạn hướng vuông góc với hướng ánh sáng.
Điều này có nghĩa là khi mặt trời ở trên đỉnh đầu, vùng gần đường chân trời
sẽ bị phân cực nhiều nhất. Tuy nhiên, loại kính lọc này cũng làm giảm đáng
kể lượng sáng mà cảm biến ảnh thu nhận, thường từ 2-3 f-stop (tương ứng
với 1/8 đến 1/4 lượng ánh sáng chính của cảnh). Điều này có thể khiến bạn
phải tăng thời gian phơi sáng lên một chút, do đó, trong một số trường hợp,
ảnh thu được từ những chuyển động nhanh sẽ bị nhòe. Kính lọc CPL đi với
những ống kính góc rộng sẽ khiến cho những thước chụp bầu trời trở nên
không thật do có một số vùng trên đó bị tối rõ rệt. Do vậy, bạn nên điều
chỉnh kỹ càng trước khi sử dụng loại kính lọc này.
2. Kính lọc ND
Kính lọc ND loại 28 mm. Ảnh: MTU.
Kính lọc ND cũng có tác dụng giảm lượng ánh sáng mà chip cảm quang thu
nhận được. Loại màu xám này hữu dụng trong trường hợp muốn tăng thời
gian phơi sáng cho ảnh khi ISO đã đặt ở mức thấp nhất. Do đó, hiệu ứng
gián tiếp mà loại này gây ra cũng rất đáng chú ý.
- Làm mượt dòng nước đang chảy, tạo cảm giác liền mạch.
- Giúp tăng độ mở ống kính trong ánh sáng mạnh, nhờ đó thu hẹp độ sâu
trường ảnh.
- Giảm bớt nhiễu xạ ánh sáng, vốn là nguyên nhân khiến ảnh kém sắc nét khi
mở khẩu.
- Làm những chuyển động trở nên mờ ảo, có tác dụng nghệ thuật theo ý
muốn tác giả.
Tác dụng của kính lọc có thể thấy rõ trên hình phải: Làm mượt
dòng nước chảy, tạo cảm giác liền mạch thông qua quá trình
kéo dài phơi sáng của cảm biến. Ảnh: Digital-photography.
Tuy nhiên, chỉ sử dụng loại kính lọc này trong một số trường hợp đặc biệt,
do chúng có tác dụng cản sáng khá hiệu quả. Vài kính lọc còn có thể thêm
lượng nhỏ thành phần màu đơn sắc nào đó vào ảnh. Không nên lắp kính lọc
ND vào máy khi bạn cần đóng băng chuyển động của vật thể, khi cần độ
sâu trường ảnh lớn hoặc khi bạn đã đặt máy ở ISO thấp mà cảnh lại thiếu
sáng.
3. Kính lọc GND
Kính lọc GND có tác dụng chuyển sắc xám từ nhạt đến đậm tùy
theo lượng ánh sáng đi vào tại từng vùng trên mặt kính.
Ảnh: Flickr.
Kính lọc GND đôi khi còn được gọi là kính lọc từng phần (split filters) do
tác dụng đặc biệt của chúng: chuyển sắc xám từ nhạt đến đậm tùy theo lượng
ánh sáng đi vào tại từng vùng trên mặt kính. Vì vậy, những ảnh chụp tại
vùng có độ tương phản mạnh như mặt đất - bầu trời th ...