Thông tin tài liệu:
Sự hứng khởi khi sở hữu một chiếc máy ảnh ống kính rời chính là khả năng có thể thay các ống kính khác nhau.
Người chụp có thể đi từ góc rộng để ôm trọn cả trời đất, cho tới tele giúp phóng đại các vật thể ở xa, cũng có khi là
một chiếc ống macro để chụp cận cảnh với chất lượng cao nhất. Gần như không hề có gì hạn chế được người chụp
với đủ loại ống kính cho mọi hoàn cảnh và tầm giá. Vậy nên bắt đầu từ đâu?...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR
Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR (1)
Nếu đây là chiếc DSLR đầu tiên thì chỉ riêng tên của ống kính thôi cũng đã làm bạn thấy rắc rối với hàng loạt chữ cái
và số. Tuy nhiên, để mua được một ống như ý trong vô vàn lựa chọn, bạn phải hiểu những thông số đó nói gì.
Sự hứng khởi khi sở hữu một chiếc máy ảnh ống kính rời chính là khả năng có thể thay các ống kính khác nhau.
Người chụp có thể đi từ góc rộng để ôm trọn cả trời đất, cho tới tele giúp phóng đại các vật thể ở xa, cũng có khi là
một chiếc ống macro để chụp cận cảnh với chất lượng cao nhất. Gần như không hề có gì hạn chế được người chụp
với đủ loại ống kính cho mọi hoàn cảnh và tầm giá. Vậy nên bắt đầu từ đâu?
Ông kính giúp người chụp có được những góc hình rộng hơn hay phóng đại
vật thể ở xa. Ảnh: Hoàng Hà.
Khi chọn ống kính cho máy DSLR, bạn
cần suy nghĩ về thể loại nhiếp ảnh đang theo đuổi, hoặc có gì chưa hài lòng với ống kính đang có. Có thể là bạn
muốn đưa mọi thứ vào khung hình, hay là bạn chưa kéo lại đủ gần với các hoạt động thể thao hay động vật hoang
dã. Hoặc giả đã rất thoải mái với tầm từ gần tới xa của các ống kính bạn có, nhưng vẫn mơ về một ống kính cho chất
lượng hình ảnh cao hơn, lấy nét nhanh hơn, có chống rung, hoặc chụp tốt trong điều kiện thiếu sáng.
Bao giờ cũng có một hoặc nhiều ống đáp ứng được nhu cầu của người chụp, vì vậy bước tiếp là làm sao có được
một chiếc hợp lý nhất trong vô vàn lựa chọn sẵn có.
Nếu đây là chiếc DSLR đầu tiên của bạn thì riêng tên của ống kính thôi cũng đã rất khó hiểu với hàng loạt chữ cái và
số thật là rối rắm. Tuy nhiên, giải mã những số với chữ này cũng chẳng quá phức tạp, nhưng lại vô cùng cần thiết với
những người đi chọn lens.
Không có gì hạn chế người chụp với mọi loại ống kính. Ảnh: Hoàng Hà.
Đặc điểm quan trọng nhất của một
ống kính, đó là tiêu cự (Focal length).
Tiêu cự cho biết tầm bao phủ của ống kính, có nghĩa là máy ảnh nhìn được một góc rộng cỡ nào. Tiêu cự được đo
bằng milimet và tiêu cự giống nhất với góc nhìn của mắt người là 50 mm. Mặc dù thị trường của mắt người rộng hơn
nhiều so với góc nhìn của ống kính 50 mm nhưng nếu ta nhìn một vật bằng mắt thường, rồi nhìn qua ống kính 50 mm
thì thấy độ phóng đại là như nhau. Điều đó lý giải tại sao người ta lại lấy ống 50 mm làm chuẩn - bởi nó tương đối phù
hợp cho cả phong cảnh và chân dung.
Những ống kính với tiêu cự nhỏ hơn 50 mm được gọi là ống góc rộng (wide) vì nó có thể đưa vào khung hình được
nhiều hơn. Nếu bạn đứng ở một vị trí nhất định thì ống 25 mm sẽ cho một góc nhìn với khung hình có đường chéo
gấp đôi góc nhìn của ống 50 mm, và do đó có thể nhồi cả tòa nhà, toàn cảnh thiên nhiên hay chụp một nhóm người
rất lớn vào một khung hình – thật thuận tiện khi bạn chẳng thể lùi được nữa. 28 mm là ống góc rộng thường thấy
nhất, lý tưởng cho chụp phong cảnh và kiến trúc, dĩ nhiên bạn vẫn có thể kiếm ống góc rộng hơn nếu cần. Các ống
rộng hơn 20mm thường được gọi là ống cực rộng (ultra-wide angle lens).
Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR (2)
Một điểm rất quan trọng cần lưu ý là các tiêu cự ghi trên ống kính chỉ có thể áp dụng chính xác cho những chiếc
DSLR với cảm biến full-frame (diện tích tương đương phim 35 mm).
>Phần 1.
Trừ vài model chuyên nghiệp như Canon 1Ds, Canon 5D, Nikon D3, Nikon D700, còn lại đại đa số những chiếc DSLR
hiện tại lại có cảm biến nhỏ hơn, dẫn đến khung ảnh bị thu hẹp lại từ 1,5 đến 2 lần tùy theo kích cỡ cảm biến. Thực
tế tiêu cự của ống kính không thay đổi nhưng vì diện tích vùng bắt ảnh nhỏ hơn nên độ bao phủ cũng nhỏ hơn. Có
nghĩa là góc nhìn ở những máy gọi là ‘cropped’ này của Nikon, Sony and Pentax bằng góc nhìn của ống kính nhân với
1,5 lần. Còn với Canon thì nhân với 1,6. Và những dòng máy áp dụng chuẩn cảm biến 4/3 inch như Olympus,
Panasonic thì phải nhân lên 2 lần.
Hình chữ nhật màu xanh là khung hình mà máy phim 35 mm hoặc máy
DSLR full-frame ghi lại được. Cũng ống kính đó lắp vào máy DSLR crop
1.6x ghi lại được (như Canon 1000D, 450D, 40D) là hình chữ nhật màu đỏ.
Ảnh: Luminous-landscape.
Vì vậy mà những người sử dụng máy
DSLR thường nói về tiêu cự “hữu dụng”, có nghĩa là tiêu cự của ống kính phải nhân với trị số “crop” mới ra trị số
đúng. Ví dụ, khi lắp ống kính tiêu cự 18 - 55 mm vào một chiếc Nikon crop (Nikon D40, D60, D80, D300) thì góc nhìn
có được sẽ tương đương tiêu cự 27 - 82 mm.
Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn có một góc nhìn tương đương tiêu cự chuẩn 50 mm ở một chiếc Nikon cropped
DSLR, bạn sẽ cần một ống với tiêu cự là 33 mm (mà gần nhất là các ống 35 mm). Nếu bạn cần độ bao phủ của góc
rộng 28 mm, bạn sẽ cần một tiêu cự ghi trên ống là 18 mm… Vậy nên bạn cần luôn luôn lưu ý nhân tiêu cự của ống
kính mình với ...