Tôi vừa bước vào cửa tiệm thực phẩm Việt quen thuộc thì cô Phước chủ tiệm vui vẻ thông báo: Chị hên ghê, rau muống tươi mới về. Cô biết tôi dân rau muống vì tôi là khách quen từ lâu của tiệm cô. Một trong hai người thanh niên cỡ gần 40 tuổi đứng nói chuyện cùng Phước cạnh quầy thâu ngân chăm chú nhìn tôi rồi bỗng reo lên: Chị Hân, lâu rồi không gặp chị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chọn Vợ Cho Anh Chọn Vợ Cho AnhTôi vừa bước vào cửa tiệm thực phẩm Việt quen thuộc thì cô Phước chủ tiệm vui vẻthông báo: Chị hên ghê, rau muống tươi mới về. Cô biết tôi dân rau muống vì tôi là kháchquen từ lâu của tiệm cô.Một trong hai người thanh niên cỡ gần 40 tuổi đứng nói chuyện cùng Phước cạnh quầythâu ngân chăm chú nhìn tôi rồi bỗng reo lên: Chị Hân, lâu rồi không gặp chị. Chị khoẻkhông? Ngờ ngợ nhìn anh, tôi lục lọi trong trí nhớ vốn đã hao mòn theo tuổi tác của mìnhdường như thấy anh có nét quen quen nhưng chưa hình dung nổi quen trong trường hợpnào, song tôi vẫn trả lời theo kiểu không thân không xa: “Cám ơn chú, chị vẫn khoẻ. Chúkhoẻ không”? Biết tôi chưa nhận ra, anh bổ xung vài chi tiết: “Chị không nhận ra em phảikhông? Em là khách hàng của chị hai năm trước. Em là Tiến làm ở IBM”?Ồ Tiến, tôi nhớ ra rồi, anh chàng kỹ sư điện toán làm ở hãng điện tử! Một người có thóiquen ăn nói nhỏ nhẹ, lịch thiệp. Cách cư sử, ăn mặc chỉnh tề của Tiến thường để lại chongười đối diện một ấn tượng đẹp khiến người ta khó quên anh! Nhưng sao hôm nay,trông Tiến có một vẻ gì hơi lạ? Đúng rồi, Tiến đang mặc cái quần jean một cách cẩu thảđi với cái áo T shirt nhăn nhíu! Có phải đó là lý do tôi không nhận ra con người chỉn chutrước kia?Như đọc đựoc dấu hỏi lớn trong ánh nhìn thắc mắc của tôi, Tiến nhỏ nhẹ: “Chị ngạcnhiên hả? Em thay đổi nhiều phải không”? Tôi gượng cười chống chế: “Cũng không hẳn,chị có nhiều khách hàng cộng với trí nhớ ngày càng tồi tệ nên nhất thời chưa nhớ ra! Àquên chưa hỏi, em đã có con chưa”? Thật bất ngờ, Tiến cười to một cách khác thườnglàm tôi bối rối: “Ha, ha … Chị hỏi thật tức cười! Con hả? Con là gì? Em chẳng biết vợ,con là nghĩa gì trên đời này cả!” Rồi Tiến lại buông một tràng cười lớn một cách khôngbình thường!Tôi ngạc nhiên trước tiếng cười và thái độ bất thường của Tiến. Còn lúng túng chưa biếtnói sao cho thoát khỏi không khí gượng gạo này thì người bạn đi cùng Tiến đập tay vàovai anh: “Thằng này khùng rồi, chị Hân đừng chấp nó, nó đang có chuyện buồn. Thôi, đimày. Chào chị Hân, xin lỗi chị vì thái độ khiếm nhã của nó. Lỗi tại em, nó đang buồn emlại kéo nó uống bia! Chào chị”. Rồi người bạn lôi Tiến ra khỏi tiệm sau khi nói với côchủ: “Xin lỗi Phước nha, tụi anh đi, sẽ nói chuyện sau”.Miễn cưỡng đi theo đà kéo của người bạn, Tiến vùng vằng giật tay ra nhưng bạn anhquyết không buông mà còn kéo mạnh hơn làm Tiến tức tối. Tiến quay lại nhìn tôi nói lớn:“Chị thấy em khác xưa hả? Chị đừng chối, nhìn ánh mắt chị, em biết chị đang coi thườngem! Đừng nhìn em như vậy! Mày để tao đứng lại giải thích cho chị Hân hiểu. Tao khôngmuốn chị hiểu lầm! Để tao kể cho chị ấy nghe!”Người bạn cương quyết: “ Xin lỗi chị, đểbữa khác, bữa nay nó không tỉnh táo! Chị tha lỗi!” Rồi hai người dằng co nhau, Tiến cứvùng vằng không chịu đi! Mãi rồi tôi thấy anh bạn cũng đẩy được Tiến ra ngoài. Nhữngngười khách đang có mặt trong tiệm đều ném theo ánh mắt ngạc nhiên đầy thắc mắc. CôPhước nói nhỏ với tôi: “ Chị đợi lát rảnh, em kể chuyện anh Tiến cho chị nghe”.Thật may, tôi cũng đang tính hỏi Phứoc điều này vì với sự tò mò của mình cùng với thiệncảm dành cho Tiến, tôi cũng muốn biết rõ nguyên nhân gì đã xảy ra cho anh, dù trongthâm tâm, tôi cũng lờ mờ đoán được một phần câu chuyện.Tôi biết Tiến hai năm trước khi anh vào tiệm áo cưới làm hẹn thử áo cho người vợ mớiđược Tiến bảo lãnh từ Việt nam qua. Hai người đã tổ chức đám cưới tại Việt nam nhưngkhi qua đây, cô vợ muốn làm đám cưới lại cho “Sang”. Kể ra, điều này cũng chẳng cầnthiết, nhưng vốn là người tình cảm và thương vợ, Tiến sẵn sàng làm bất cứ điều gì theosở thích của “người đẹp”. Tiến đã cẩn thận tự mình đến lấy hẹn với tôi kèm lời nhắn gửi:“Chị giúp vợ em tìm kiểu áo đẹp nhất vì có thể thời trang ở đây không giống gu thờitrang Việt nam! Cả tuần nay, em đưa cô ấy đi khắp các tiệm áo cưới trong thành phố màcô không kiếm được kiểu nào ưng ý. Hường và Hạnh nói em đưa cô tới chị. Nếu khôngthể kiếm đựoc thì em phải đưa cô đi kiếm ở các tiểu bang khác mà điều này sẽ làm mấtrất nhiều thời giờ trong khi em đã lấy gần hết vacation cho những chuyến đi về Việt namtìm hiểu, cưới hỏi theo phong tục bên đó rồi! Tiền nong đối với em bây giờ không quantrọng bằng làm sao cho cô ấy vui!”Tôi hơi “hoảng” trước lời gửi gắm này của Tiến vì tuy mới biết Tiến nhưng tôi lại có giaotình rất thân thiết với Hường và Hạnh là hai cô em gái của Tiến vì cả hai đều là kháchhàng của tôi vài năm trước.Gia đình Tiến có ba anh em đến đây từ lúc còn trẻ. Cả ba đều chịu khó học hành và rấtthương nhau. Họ đều là những người có bằng đại học và công việc tốt đẹp. Hai cô em gáilâp gia đình mấy năm trước cũng với những người có trình độ ngang nhau. Nhìn chung,gia đình họ là gia đình nề nếp và có cách cư sử đúng mực làm cho người ngoài phải nểtrọng. Hai cô em gái lúc nào cũng giục ông anh phải kiếm vợ cho mình. Tiến xem ra vẫndửng dưng mà chỉ ham mê với công việc làm cho cả ...