Chống chuyển giá các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 398.48 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung đánh giá thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp từ các phương tiện truyền thông, các báo cáo của cơ quan thuế giai đoạn (2010 - 2014), tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chống chuyển giá các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam KINH TẾ QUẢN LÝ CHỐNG CHUYỂN GIÁ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ThS. Lý Vân Phi Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng Ngày gửi bài:10/10/2014 Ngày chấp nhận đăng: 20/11/2014 TÓM TẮT Bài viết tập trung đánh giá thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp từ các phương tiện truyền thông, các báo cáo của cơ quan thuế giai đoạn (2010 - 2014), tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Qua đó đề xuất một số biện pháp chống chuyển giá các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nhằm tạo sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trong nước và góp phần chống thất thu cho ngân sách Nhà nước. Từ khóa: chuyển giá, chống chuyển giá, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam. ABSTRACT The paper focuses on transfer pricing assessment of enterprises of foreign direct investment (FDI) in Vietnam in recent years. On the basis of secondary data sources from the media, the report of the tax agency period (2010 2014), the authors analyzed to assess the status of the transfer pricing FDI enterprises operating in Vietnam. Thereby several proposals on transfer pricing measures against FDI enterprises in Vietnam to create equality and fair competition for all enterprises in the country and contribute to reduce losses to the state budget. Keywords: Transfer pricing, anti-transfer pricing, enterpriseforeign directinvestment, Vietnam. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn FDI vào nước ta với quy mô ngày càng tăng, với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn và các công ty đa quốc gia trên thế giới đóng góp vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Tính đến 15/12/2013, Việt Nam đã đón nhận 1.275 dự án FDI mới với vốn đăng ký trên 14,272 tỷ USD, tăng 70,5% so với năm trước. Ngoài các dự án đăng ký mới, còn có 472 dự án tăng vốn đầu tư với số vốn đạt 7,355 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ. Như vậy, năm 2013 thu hút FDI đã đạt con số 21,628 tỷ USD, tăng 54% so với năm 2012. Như vậy, việc tiếp nhập vốn FDI đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tiếp cận với công nghệ kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật quản trị tiên tiến của thế giới, giải quyết được công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư, tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị trường. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, doanh nghiệp FDI cũng đã và đang bộc lộ những thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam như tình trạng chuyển giá, trốn thuế, gây thất thu ngân sách, tác động không tốt đến môi trường đầu tư… Đặc biệt trong những năm gần đây có đến 60% doanh nghiệp FDI đang kê khai kinh doanh thua lỗ, nên tỷ trọng đóng góp trong tổng thu ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp FDI các năm gần đây khá thấp (không kể dầu thô), chỉ dao động quanh 9 - 10% tổng thu ngân sách của quốc gia. Năm 2009, phần đóng góp của doanh nghiệp FDI giảm 11.2% so với kế hoạch. Trong khi khu vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4.4%, còn doanh nghiệp nhà nước tăng 6.2%. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do các doanh nghiệp FDI đã sử dụng hình thức chuyển giá khi hết thời hạn TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 49 KINH TẾ QUẢN LÝ ưu đãi đầu tư để trốn, tránh nghĩa vụ thuế. Vấn đề đặt ra là đã có hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI. Hiện tượng “chuyển giá” ở các doanh nghiệp nước ngoài đang ngày một gia tăng và với mức độ ngày càng tinh vi gây những tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế. Nhận thức được những mối nguy hại trên, nhà nước đã có những biện pháp chống “chuyển giá” tuy nhiên hầu hết chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy, chống chuyển giá là một việc làm rất cấp bách và cần thiết. Chống chuyển giá hiệu quả sẽ ngăn chặn được thất thoát thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị giá tăng, giảm giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với các DN trong nước và tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước. 2. Khái niệm về chuyển giá Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu. Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Giá cả có thể xác định lại trong những giao dịch như thế xuất phát từ ba lý do sau: Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục. Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Như vậy, bản chất của vấn đề chuyển giá là nhằm chuyển lợi nhuận về một quốc gia có thuế suất thấp hơn, hay nói cách khác là giảm thiểu số thuế phải nộp tại một quốc gia. Chuyển giá đã có những tác động tiêu cực đến nước tiếp nhận đầu tư như (i) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chống chuyển giá các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam KINH TẾ QUẢN LÝ CHỐNG CHUYỂN GIÁ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ThS. Lý Vân Phi Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng Ngày gửi bài:10/10/2014 Ngày chấp nhận đăng: 20/11/2014 TÓM TẮT Bài viết tập trung đánh giá thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp từ các phương tiện truyền thông, các báo cáo của cơ quan thuế giai đoạn (2010 - 2014), tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Qua đó đề xuất một số biện pháp chống chuyển giá các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nhằm tạo sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trong nước và góp phần chống thất thu cho ngân sách Nhà nước. Từ khóa: chuyển giá, chống chuyển giá, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam. ABSTRACT The paper focuses on transfer pricing assessment of enterprises of foreign direct investment (FDI) in Vietnam in recent years. On the basis of secondary data sources from the media, the report of the tax agency period (2010 2014), the authors analyzed to assess the status of the transfer pricing FDI enterprises operating in Vietnam. Thereby several proposals on transfer pricing measures against FDI enterprises in Vietnam to create equality and fair competition for all enterprises in the country and contribute to reduce losses to the state budget. Keywords: Transfer pricing, anti-transfer pricing, enterpriseforeign directinvestment, Vietnam. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn FDI vào nước ta với quy mô ngày càng tăng, với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn và các công ty đa quốc gia trên thế giới đóng góp vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Tính đến 15/12/2013, Việt Nam đã đón nhận 1.275 dự án FDI mới với vốn đăng ký trên 14,272 tỷ USD, tăng 70,5% so với năm trước. Ngoài các dự án đăng ký mới, còn có 472 dự án tăng vốn đầu tư với số vốn đạt 7,355 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ. Như vậy, năm 2013 thu hút FDI đã đạt con số 21,628 tỷ USD, tăng 54% so với năm 2012. Như vậy, việc tiếp nhập vốn FDI đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tiếp cận với công nghệ kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật quản trị tiên tiến của thế giới, giải quyết được công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư, tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị trường. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, doanh nghiệp FDI cũng đã và đang bộc lộ những thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam như tình trạng chuyển giá, trốn thuế, gây thất thu ngân sách, tác động không tốt đến môi trường đầu tư… Đặc biệt trong những năm gần đây có đến 60% doanh nghiệp FDI đang kê khai kinh doanh thua lỗ, nên tỷ trọng đóng góp trong tổng thu ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp FDI các năm gần đây khá thấp (không kể dầu thô), chỉ dao động quanh 9 - 10% tổng thu ngân sách của quốc gia. Năm 2009, phần đóng góp của doanh nghiệp FDI giảm 11.2% so với kế hoạch. Trong khi khu vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4.4%, còn doanh nghiệp nhà nước tăng 6.2%. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do các doanh nghiệp FDI đã sử dụng hình thức chuyển giá khi hết thời hạn TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 49 KINH TẾ QUẢN LÝ ưu đãi đầu tư để trốn, tránh nghĩa vụ thuế. Vấn đề đặt ra là đã có hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI. Hiện tượng “chuyển giá” ở các doanh nghiệp nước ngoài đang ngày một gia tăng và với mức độ ngày càng tinh vi gây những tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế. Nhận thức được những mối nguy hại trên, nhà nước đã có những biện pháp chống “chuyển giá” tuy nhiên hầu hết chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy, chống chuyển giá là một việc làm rất cấp bách và cần thiết. Chống chuyển giá hiệu quả sẽ ngăn chặn được thất thoát thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị giá tăng, giảm giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với các DN trong nước và tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước. 2. Khái niệm về chuyển giá Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu. Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Giá cả có thể xác định lại trong những giao dịch như thế xuất phát từ ba lý do sau: Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục. Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Như vậy, bản chất của vấn đề chuyển giá là nhằm chuyển lợi nhuận về một quốc gia có thuế suất thấp hơn, hay nói cách khác là giảm thiểu số thuế phải nộp tại một quốc gia. Chuyển giá đã có những tác động tiêu cực đến nước tiếp nhận đầu tư như (i) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chống chuyển giá các doanh nghiệp Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư Việt Nam Doanh nghiệp FDI Tài chính Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
13 trang 193 0 0
-
3 trang 170 0 0
-
5 trang 159 0 0
-
32 trang 150 0 0
-
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ
8 trang 141 0 0 -
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 trang 121 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 114 0 0 -
Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam
14 trang 112 0 0 -
1032 trang 103 0 0
-
11 trang 96 0 0