Khi, cách đây ba năm, ông Đuy-rinh, lấy tư cách là môn đồ và đồng thời là nhà cải cáchchủ nghĩa xã hội, đột nhiên khiêu chiến với thời đại ông thì những người bạn của tôi ở Đứcđã nhiều lần yêu cầu tôi giả thích phê phán trên cơ quan trung ương của Đảng dân chủ - xãhội - bấy giờ là tờ "Volksstaat" - cái lý luận xã hội chủ nghĩa mới đó. Những người bạn ấycho rằng việc đó là tuyệt đối cần thiết, nếu không muốn để cho cái đảng còn rất non trẻ vàchỉ vừa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHỐNG DURING.CHỐNG DURINGMục lụcLời tựa Lời tựa lần xuất bản thứ nhất: (Tại Luân đôn ngày 11/6/1878) Lời tựa năm 1885: (Tại Luân đôn ngày 23/9/1885) Lời tựa năm 1894: (Tại Luân đôn ngày 23/5/1894)Lời mở đầu: Chương 1: Nhận xét chung Chương 2: ông Duhring hứa những gìPhần thứ nhất: Triết học Chương 3: Phân loại. Chủ nghĩa tiên nghiệm Chương 4: Đồ luận thức về vũ trụTriết học về tự nhiên Chương 5: Triết học về không gian, thời gian Chương 6: Triết học về tự nhiên, thiên thể học, vật lý học, hoá học Chương 7: Triết học về tự nhiện, giới hữu cơ Chương 8: Triết học về tự nhiện, giới hữu cơ (hết)Đạo đức và Luật pháp Chương 9: Chân lý vĩnh cửu Chương 10: Bình đẳng Chương 11: Quyền tự do và tất yếuBiện chứng Chương 12: Lượng và chất Chương 13: Phủ định cái phủ định. Chương 14: Kết luận.Phần thứ hai: Kinh tế chính trị học Chương 1: Đối tượng và phương pháp Chương 2: Lý luận về bạo lực Chương 3: Lý luận về bạo lực (Tiếp theo) Chương 4: Lý luận về bạo lực (Kết luận) Chương 5: Lý luận về giá trị Chương 6: Lao động đơn giản và lao động phức tạp Chương 7: Tư bản và giá trị thặng dư Chương 8: Tư bản và giá trị thặng dư (Tiếp theo) Chương 9: Những quy luật tự nhiên của kinh tế địa tô Chương 10: Về quyền lịch sử phê phán.Phần thứ ba: Xã hội chủ nghĩa Chương 1: Lịch sử Chương 2: Lý luận Chương 3: Sản xuất Chương 4: Phân phối Chương 5: Nhà nước, gia đình, giáo dục.Lời tựa Lời tựa thứ nhất Lời tựa thứ hai Lời tựa thứ ba I Công trình này hoàn toàn không phải là kết quả của một sự thôi thúc nội tâm nào cả.Mà trái lại. Khi, cách đây ba năm, ông Đuy-rinh, lấy tư cách là môn đồ và đồng thời là nhà cải cáchchủ nghĩa xã hội, đột nhiên khiêu chiến với thời đại ông thì những người bạn của tôi ở Đứcđã nhiều lần yêu cầu tôi giả thích phê phán trên cơ quan trung ương của Đảng dân chủ - xãhội - bấy giờ là tờ Volksstaat - cái lý luận xã hội chủ nghĩa mới đó. Những người bạn ấycho rằng việc đó là tuyệt đối cần thiết, nếu không muốn để cho cái đảng còn rất non trẻ vàchỉ vừa mới thống nhất đó có một cơ hội mới để bị chia rẽ bè phái và rối rắm. Những ngườibạn ấy có thể đánh giá t ình hình ở Đức đúng hơn tôi, cho nên tôi có trách nhiệm phải tintheo họ. Ngoài ra, rõ ràng là có một bộ phận báo chí xã hội chủ nghĩa đã hoan nghênh mộtcách nhiệt tình môn đồ mới ấy, nhiệt tình này thật ra chỉ là đối với cái ý tốt của ông Đuy-rinh thôi, nhưng đồng thời nó cũng làm cho người ta nghĩ rằng bộ phận báo chí ấy, chính vìcái ý tốt đó của ông Đuy-rinh, cũng sẵn lòng thừa nhận luôn cả học thuyết của ông ta nữa.Thậm chí, có những người đã chuẩn bị truyền bá học thuyết ấy trong công nhân, dưới mộthình thức phổ cập. Và cuối cùng ông Đuy-rinh và bè pái nhỏ bé của ông ta đã vận dụng tấtcả những mánh khoé quảng cáo và âm mưu để buộc tờ Voldsstaat phải có lập trường dứtkhoát đối với các học thuyết mới có những tham vọng rất to lớn đó. Tuy vậy, cũng phải mất đến một năm tôi mới có thể dứt khoát ho ãn các công việc kháclại để ngoạm vào quả táo chua ấy. Thật vậy, đây là một quả táo mà một khi đã ngoạm vàothì phải nuốt cho hết. Hơn nữa, nó không những rất chua mà lại còn rất to. Lý luận xã hộicủa chủ nghĩa mới này là kết quả thực tiễn cuối cùng của một hệ thống triết học mới. Vìvậy, cần phải nghiên cứu mối liên hệ bên trong của nó với hệ thống ấy, và như vậy là phảinghiên của bản thân hệ thống ấy; cần phải đi theo ông Đuy-rinh vào cái lĩnh vực rộng lớntrong đó ông ta bàn luận về mọi cái có thể có, và cả những cái ngoài lĩnh vực ấy nữa. Nhưvậy là xuất hiện một loạt bài báo đăng từ đầu năm 1877 trên tờ báo kế thừa tờ Volksstaat,tức là tờ Vorwarts ở Leipzig, và được tập hợp lại ở đây một các có mạch lạc. Như vậy, tính chất của chính ngay đối t ượng đã buộc sự phê phán phải có một tính chấtcặn kẽ hết sức không tương xứng với nội dung khoa học của đối t ượng, tức là của nhữngtác phẩm của ông Đuy-rinh. Song, cũng có thể viện ra hai lý do khác để biện hộ cho sự cặnkẽ đó. Một mặt, nó cho phép tôi có cơ hội trình bày một cách chính diện, trên các lĩnh vựcrất khác nhau cần phải đề cập đến ở đây, quan niệm của tôi về các vấn đề hiện đang có mộtý nghĩa khoa học hay thực tiễn phổ biến. Tôi đã làm như vậy trong từng chương sách, vàmặc dù sách này rất ít nhằm mục đích đem một hệ thống khác đối lập lại với hệ thống củaông Đuy-rinh, nhưng tôi vẫn hy vọng rằng độc giả sẽ vẫn nhận ra mối liên hệ bên trong củacác quan điểm do tôi đưa ra. Ngay hiện giờ, tôi cũng đã có quan điểm do tôi đưa ra. Ngayhiện giờ, tôi cũng đã có đủ bằng chứng nói lên rằng, về mặt ấy, công trình của tôi khôngphải là hoàn toàn không có hiệu quả. Mặt khác, ông Đuy-rinh, người sáng tạo ra hệ thống, không phải là một hiện tượng đơnnhất trong hiện thực nuớc Đức ngày nay. Ít lâu nay, ở ...