Danh mục

Chống Duyhring I - Chương 4: Đồ luận thức về vũ trụ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 100.34 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Tồn tại bao gồm tất cả là duy nhất. Trong sự độc lập tự tại của nó, nó không có một cái gì bên cạnh hay bên trên nó. Ghép vào nó một tồn tại thứ hai sẽ có nghĩa là làm cho nó trở thành một cái gì không phải nó, tức là thành một bộ hay một yếu tố của một chỉnh thể rộng hơn, do chỗ chúng ta mở rộng tư duy thống nhất của chúng ta ra như một cái khung, cho nên không có cái gì phải gia nhập thể thống nhất ấy của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chống Duyhring I - Chương 4: Đồ luận thức về vũ trụChống Duyhring I Chương 4: Đồ luận thức về vũ trụTồn tại bao gồm tất cả là duy nhất. Trong sự độc lập tự tại của nó, nó không cómột cái gì bên cạnh hay bên trên nó. Ghép vào nó một tồn tại thứ hai sẽ có nghĩa làlàm cho nó trở thành một cái gì không phải nó, tức là thành một bộ hay một yếu tốcủa một chỉnh thể rộng hơn, do chỗ chúng ta mở rộng tư duy thống nhất của chúngta ra như một cái khung, cho nên không có cái gì phải gia nhập thể thống nhất ấycủa tư duy lại có thể được tính nhị nguyên trong bản thân nó. Nhưng cũng khôngcó cái gì có thể nằm ngoài thể thống nhất ấy của tư duy . . . Bản chất của mọi tưduy là ở chỗ hợp nhất những yếu tố của ý thức thành một thể thống nhất ... chínhnhờ khả năng hợp nhất đó của tư duy mà nảy sinh khái niệm không thể chia cắtđược về thế giới , và vũ trụ như bản thân từ này đã chỉ rõ, cũng được coi là một cáigì trong đó tất cả mọi cái đều hợp nhất thành một thể thống nhất .ông Đuy-rinh đã nói như vậy. Cái phương pháp toán học, theo nó thì:Mọi vấn đề đều phải được giải quyết bằng định đề, dựa trên những hình cơ bảnđơn giản, tựa hồ như thể vấn đề ở đây là những nguyên lý . . . đơn giản của toánhọc vậy, phương pháp đó đã được áp dụng đầu tiên ở đây.Tồn tại bao gồm tất cả là duy nhất. Nếu lời nói trùng lắp, việc lặp lại một cáchđơn giản, trong vị ngữ, điều đã nói trong chủ từ - là một định đề, thì đó là một địnhđề thật sự. Trong chủ từ, ông Đuy-rinh nói với chúng ta rằng tồn tại bao trùm tấtcả và trong vị ngữ, ông ta dũng cảm quả quyết rằng trong trường hợp đó không cóChống Duyhring Icái gì nằm ngoài tồn tại cả. Cái tư tưởng sáng tạo ra hệ thống thật mới đồ sộ làmsao!Quả thật là sáng tạo ra hệ thống. Đọc chưa quá sáu dòng chúng ta thấy ông Đuy-rinh, bằng tính thống nhất của tư duy, đã biến tính duy nhất của tồn tại thành tínhthống nhất của tồn tại. vì bản chất của mọi tư duy là ở sự hợp nhất thành một thểthống nhất, cho nên tồn tại một khi được người ta suy nghĩ đến thì nó chỉ được tưduy như là một thể thống nhất, và khái niệm về thế giới là một khái niệm khôngthể chia cắt được; và vì tồn tại được tư duy, khái niệm về thế giới là thống nhất,cho nên tồn tại hiện thực, thế giới hiện thực, cũng là một thể thống nhất không thểchia cắt được. Và vì vậy:không còn chỗ nào cho thế giới bên kia nữa, một khi tinh thần đã học được cáchbao quát tồn tại trong tính phổ biến thuần nhất của nó .Đó là một chiến dịch đã làm lu mờ hẳn các chiến dịch Austerlitf và Jena,Koniggratz và Sedan. bằng một vài mệnh đề, qua chưa đầy một trang, - kể từ đoạnchúng ta huy động định đề thứ nhất - chúng ta đã xoá bỏ, loại trừ, tiêu diệt được tấtcả thế giới bên kia, thượng đế, thiên binh, trời, địa ngục, luyện ngục, cùng với sựbất diệt của linh hồn.Bằng cách nào mà từ tính duy nhất của tồn tại chúng ta tới được tính thống nhấtcủa tồn tại? Bằng cách là nói chung, chúng ta hình dung sự tồn tại ấy. Một khichúng ta đem tư duy thống nhất của chúng ta giăng ra như một cái khung bao trùmtồn tại duy nhất, thì tồn tại duy nhất liền trở thành một tồn tại thống nhất trong tưduy; bởi vì bản chất của mọi tư duy là ở chỗ hợp nhất những yếu tố của ý thức lạithành một thể thống nhất.Mệnh đề sau là hoàn toàn sai lầm. Một là, tư duy bao hàm ở chỗ đem những đốitượng của nhận thức ra phân thành các yếu tố, cũng như đem những yếu tố cóquan hệ với nhau hợp thành một thể thống nhất. Không có phân tích thì không cóChống Duyhring Itổng hợp. Hai là, nếu tư duy không phạm sai lầm thì nó chỉ có thể đem hợp nhấtthành một thể thống nhất những yếu tố nào của ý thức mà trong đó hoặc trongnhững nguyên hình hiện thực của chúng, tính thống nhất đã có sẵn từ trước. Nếutôi gộp cái bàn chải giày vào phạm trù thống nhất của loài có vú, thì cũng khôngphải vì thế mà nó sẽ mọc ra những tuyến vú được. Vậy thì sự thống nhất của tồntại, và do đó, tính chất đúng đắn của cái quan niệm coi tồn tại là thể thống nhất,chính là điều cần phải chứng minh; và nếu ông Đuy-rinh cam đoan với chúng tarằng ông ta cũng quan niệm tồn tại là thể thống nhất chứ không phải là thể nhịnguyên chẳng hạn, thì như thế chẳng qua ông chỉ mới nói cho chúng ta biết ý kiếncá nhân của ông ta mà thôi, ý kiến đó không có tính chất bắt buộc đối với ai cả.Nếu chúng ta muốn hình dung tiến trình tư duy của ông ta dưới dạng thuần tuý, thìnó là như thế này: Tôi bắt đầu từ tồn tại. Do đó tôi tư duy về tồn tại. Tư duy về tồntại là thống nhất. Nhưng tư duy và tồn tại phải phù hợp với nhau, chúng tương ứngvới nhau, bù trừ cho nhau. Do đó, trong hiện thực, tồn tại cũng là thống nhất. Dođó, không có cái thế giới bên kia. Nhưng nếu ông Đuy-rinh nói với chúng ta mộtcách thẳng thắn như vậy, chứ không chiêu đãi chúng ta bằng những lời tiên tri trênđây thì toàn bộ hệ tư tưởng của ông ta đã bộc lộ rõ rồi. Muốn dùng sự đồng nhấtgiữa tư duy và tồn tại để chứng minh tính hiện thực của một kết quả nào đó của tưduy, ...

Tài liệu được xem nhiều: