Danh mục

Chống Duyhring I - Chương 7: Triết học về tự nhiện, giới hữu cơ

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.24 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Từ cơ học về sức ép và về sự đầy cho đến mối liên hệ giữa những cảm giác và những tư tưởng, có một trình tự thống nhất và duy nhất gồm những nấc trung gian". Lời quả quyết này tránh cho ông Đuy-rinh khỏi sự cần thiết phải nói một cái gì đó rõ ràng hơn về nguồn gốc của sự sống, tuy rằng đối với một nhà tư tưởng đã từng theo dõi sự phát triển của thế giới bằng cách đi ngược lên đến tận trạng thái đồng nhất với bản thân và cảm thấy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chống Duyhring I - Chương 7: Triết học về tự nhiện, giới hữu cơ Chống Duyhring I Chương 7: Triết học về tự nhiện, giới hữu cơ Từ cơ học về sức ép và về sự đầy cho đến mối liên hệ giữa những cảm giác và những tư tưởng, có một trình tự thống nhất và duy nhất gồm những nấc trung gian. Lời quả quyết này tránh cho ông Đuy-rinh khỏi sự cần thiết phải nói một cái gì đó rõ ràng hơn về nguồn gốc của sự sống, tuy rằng đối với một nhà tư tưởng đã từng theo dõi sự phát triển của thế giới bằng cách đi ngược lên đến tận trạng thái đồng nhất với bản thân và cảm thấy rất thoải mái trên các thiên thể khác như ở nhà mình, thì người ta có thể mong đợi rằng ông ta hiểu biết vấn đề một cách chính xác. Vả lại lời quả quyết ấy chỉ mới đúng có một nửa, chừng nào nó chưa được bổ sung bằng con đường nút của những quan hệ về mức độ của Hegel[22] mà chúng tôi đã nói đến trên đây. Mặc dù tất cả tính tiệm tiến của nó, bước chuyển từ một hình thức vận động này sang một hình thức vận động khác bao giờ cũng vẫn là một bước nhảy vọt, một bước ngoặt quyết định. Bước chuyển từ cơ học về các thiên thể đến cơ học về các khối lượng nhỏ hơn trên những thiên thể riêng rẽ cũng vậy; bước chuyển từ cơ học về các khối lượng đến cơ học về các phân tử, bao gồm những vận động mà chúng ta nghiên cứu trong môn vật lý học hiểu theo đúng nghĩa của từ đó: nhiệt, quang, điện, từ, cũng vậy; bước chuyển từ vật lý học phân tử đến vật lý học nguyên tử - hoá học - cũng hoàn thành bằng một bước nhảy vọt quyết định, và điều đó lại càng đúng đối với bước chuyển từ tác dụng hoá học thông thường đến tác dụng hoá học của an-bu-min mà chúng ta gọi là sự sống. Ở bên trong lĩnh vực của sự sống, những bước nhảy vọt càng trở nên hiếm hoi hơn Chống Duyhring I và ít nhận thấy hơn. - Thế là một lần nữa, Hegel lại buộc phải cải chính ông Đuy- rinh. Khái niệm mục đích đã giúp ông Đuy-rinh thực hiện bước chuyển trên khái niệm sang thế giới hữu cơ. Đây cũng lại là sao chép của Hegel, người mà trong quyển Lô-gic - học thuyết về khái niệm - đã dùng mục đích luận, hay là học thuyết về mục đích, để chuyển từ thế giới hoá học sang sự sống. Dấu chúng ta có nh ìn vào đâu chăng nữa, ở ông Đuy-rinh ở đoạn nào chúng ta cũng đụng phải một quan niệm thô thiển của Hegel mà ông Đuy-rinh đã không chút ngượng ngùng mạo nhận là khoa học căn bản của chính mình. Chúng ta có lẽ đi quá xa, nêu ở đây chúng ta lại tìm hiểu xem việc ứng dụng các quan niệm về mục đích và phương tiện vào giới hữu cơ là đúng và thích đáng tới mức nào. Dù sao đi nữa, ngay cả việc ứng dụng mục đích nội tại của Hegel, nghĩa là một mục đích không phải do hành động cố ý của một yếu tố bên ngoài nào đó đưa vào trong tự nhiên, như sự sáng suốt của thượng đế chẳng hạn, mà là một mục đích nằm trong tính tất yếu của bản thân sự vật, - ngay cả việc vận dụng khái niệm mục đích đó cũng luôn luôn đưa những người chưa có học thức đầy đủ về triết học đến chỗ gán một cách phi lý cho tự nhiên những hành động tự giác và cố ý. Chính cái ông Đuy-rinh đã vô cùng phẫn nộ một cách đạo đức trước mọi mưu toan duy linh nhỏ nhất của người khác, lại quả quyết một cách chắc chắn rằng những bản năng... được tạo ra chủ yếu là cho sự thoả mãn gắn liền với hoạt động của những bản năng ấy. ông ta kể cho chúng ta nghe rằng giới tự nhiên đáng thương hại. luôn luôn buộc phải chỉnh đốn lại trật tự của thế giới vật thể, ngoài ra nó lại còn nhiều công việc khác đòi hỏi nó phải tinh tế nhiều hơn là người ta vẫn thường quen tưởng. Nhưng giới tự nhiên chẳng những biết tại sao nó tạo ra cái này cái nọ, chẳng những nó làm mọi công việc như một người vú già, chẳng những nó Chống Duyhring I phải tinh tế - đó cũng đã là một trình độ hoàn hảo khá cao trong tư duy chủ quan tự giác rồi; giới tự nhiên lại còn có một ý chí nữa; bởi vì cái vai trò phụ thêm của các bản năng - tức là cái mà nhân tiện thực hiện những chức năng hiện thực của tự nhiên như ăn uống, sinh đẻ, v.v... - cái vai trò phụ thêm ấy, chúng ta phải coi là được mong muốn một cách không trực tiếp mà chỉ gián tiếp thôi. Thế là chúng ta đã đi đến một giới tự nhiên tư duy và hành động một cách tự giác, do đó chúng ta đã đứng ở trên cái cầu dẫn chúng ta - thực ra thì không phải từ thể tĩnh sang thể động, nhưng cũng vẫn là từ phiếm thần luận sang tự nhiên thần luận. Hay có thể là ở đây ông Đuy-rinh cũng muốn tự mình làm thử một lần cái món nửa thơ trong triết học về tự nhiên chăng? Không, không thể như thế được. Tất cả những gì mà nhà triết học hiện thực của chúng ta có thể nói về giới tự nhiên hữu cơ, chỉ giới hạn trong cuộc đấu tranh chống cái món nửa thơ ấy trong triết học về tự nhiên, chống sự lừa bịp với những sự hời hợt nông cạn và có thể nói là những sự thần bí hoá giả danh khoa học, chồng những nét làm người ta nhớ đến thơ ca tối của chủ nghĩa Darwin mà thôi. Trước hết Darwin bị trách cứ là đã truyền thuyết nhân khẩu của Malthus từ kinh tế chính trị học vào khoa học tự nhiên, là tự giam mình trong những quan niệm của người chăn nu ...

Tài liệu được xem nhiều: