Danh mục

Chống rung cho máy ảnh số

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.13 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với máy ảnh ống kính zoom quang từ 8x trở lên, zoom hết mức khi tốc độ chụp không đủ cao ảnh in ra dễ bị nhoè, nhất là nếu thiếu chân máy. Để giải quyết vấn đề này, các hãng máy ảnh đã công bố nhiều phương pháp chống rung, bằng điện tử, ống kính hay bản thân chip cảm quang CCD. Máy ảnh thường bị rung trong hai trường hợp: do người chụp đang chuyển động (chụp trên tàu, xe...) và do cầm máy không chắc chắn. Đối với những máy ảnh số thông thường có ống kính...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chống rung cho máy ảnh số Chống rung cho máy ảnh số Với máy ảnh ống kính zoom quang từ 8x trở lên, zoom hết mức khi tốc độ chụp không đủ cao ảnh in ra dễ bị nhoè, nhất là nếu thiếu chân máy. Để giải quyết vấn đề này, các hãng máy ảnh đã công bố nhiều phương pháp chống rung, bằng điện tử, ống kính hay bản thân chip cảm quang CCD. Máy ảnh thường bị rung trong hai trường hợp: do người chụp đang chuyển động (chụp trên tàu, xe...) và do cầm máy không chắc chắn. Đối với những máy ảnh số thông thường có ống kính trong khoảng 35-80 mm (số đo theo máy cơ phim 35 mm), người chụp có thể chụp ở tốc độ thấp nhất là 1/60-1/30 giây mà hình ảnh vẫn ổn định. Tuy nhiên với cuộc chạy đua ống kính zoom hiện nay với những ống kính lên tới 12x (Sony DSC-H1) thì tốc độ tối thiểu cho máy không rung được đo bằng tỷ số 1 chia cho tiêu cự ống kính mà người chụp lựa chọn. Ví dụ nếu người chụp zoom ra tiêu cự 80, tốc độ tối thiểu không rung sẽ là 1/80 giây, nhưng nếu zoom tới 200, tốc độ sẽ phải là 1/200 và nếu zoom hết cỡ (như Olympus lên tới 420) thì tốc độ tối thiểu lên tới khoảng 1/400 giây. Nikon Coolpix 8800 ống kính 10x chống rung VR Nhưng một vấn đề theo đó sẽ nảy sinh, khi tốc độ chụp lên quá cao, ánh sáng mà chip cảm quang bắt được sẽ rất ít (do thời gian lộ sáng quá nhanh), đòi hỏi để có được một bức ảnh đẹp thì hoặc trời phải nắng to, hoặc độ nhạy phim phải cao, hoặc độ mở ống kính phải lớn hoặc kết hợp cả ba yếu tố. Tuy nhiên độ nhạy phim quá cao (400 trở lên) thì khi phóng ảnh rất dễ bị hạt. Ống kính có độ mở lớn thì giá cả lại đắt đỏ, hiện nay ống kính máy bình dân có độ mở F tới khoảng 2,5-2,8 đã là quá ấn tượng rồi, chứ chưa nói tới độ mở hạ xuống còn 1,4. Bạn có thể sử dụng chân máy khi chụp ảnh, vốn khá bất tiện lúc đi du lịch. Giải pháp thứ hai đó là chọn các máy ảnh tích hợp sẵn công nghệ chống rung. Với công nghệ này bạn có thể giảm tốc độ tối thiểu xuống được tới 3 mức. Ví dụ thay vì phải chụp 1/400 (hoặc 1/500 tùy máy), nay bạn có thể chụp với tốc độ 1/125, tốc độ lộ sáng thông dụng cho hầu hết các trường hợp. Do hạ được tốc độ lộ sáng, bạn có thể tăng độ mở giúp cho ảnh có độ nét sâu hơn, hoặc bạn có thể giảm độ nhạy sáng của phim xuống, giúp cho ảnh phóng ra được mịn hơn. Công nghệ chống rung nói chung được chia làm hai mảng: chống rung bằng điện tử (hay kỹ thuật số) và chống rung bằng quang học. Cho tới gần đây Minolta bằng việc giới thiệu các máy số bán chuyên serie A của mình đã áp dụng công nghệ chống rung bằng chính bản thân chip CCD đã đóng góp thêm một giải pháp chống rung mới cho làng máy ảnh số không chuyên. Chống rung kỹ thuật số Công nghệ chống rung kỹ thuật số (digital image stabilizer) dựa vào năng lực xử lý của một chip vi xử lý. Bộ vi xử lý này sẽ số hóa tất cả hình ảnh và lưu giữ tất cả những thông tin của từng pixel của hình ảnh ban đầu vào một vùng đệm. Nếu thấy một số pixel thay đổi thông tin, trong khi các pixel khác thì không, chip sẽ hiểu đây là đối tượng trong ảnh chuyển động tự nhiên, vì thế sẽ không tác động gì cả. Nếu thấy tất cả các pixel thay đổi giá trị theo cùng một hướng, chip sẽ hiểu đây là do máy bị rung, vì thế sẽ đẩy hình ảnh thu được lên cùng theo hướng của các thông tin bị thay đổi để hình ảnh cuối cùng thu được không bị nhòe. Sony, Hitachi có cách tiếp cận khác trong việc giải quyết rung là chỉ dùng khoảng 85% số pixel của chip cảm quang để bắt hình ảnh và phóng to các hình ảnh này lên lấp đầy chỗ các pixel bị thiếu. Nếu máy bị rung hay lắc, một chip cảm biến chuyển động sẽ nhận được các rung lắc này và sẽ kích hoạt các pixel chưa được sử dụng để bắt tiếp ảnh. Ví dụ nếu máy bị rung theo hướng đi xuống, hình ảnh thu được trong chip bị đi lên trong khi hình ảnh thật vẫn còn nguyên. Khi đó các pixel thừa ở phía dưới của CCD sẽ được kích hoạt và tổng số 85% pixel trước đó dùng để bắt ảnh sẽ được bộ xử lý ra lệnh xử lý chậm lại một nhịp để phối hợp với các pixel vừa được kích hoạt, cho ra một hình ảnh mới không bị rung. Hiện nay công nghệ chống rung này được dùng chủ yếu trong các máy quay phim số. Bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này bằng việc nhìn vào độ phân giải của máy quay: Nếu độ phân giải của máy quay khi chụp ảnh là 1 triệu điểm ảnh, thì độ phân giải của máy khi quay phim chỉ khoảng 800.000 điểm ảnh. Chính do việc giảm độ rung, lắc của hình ảnh bằng quá trình xử lý bản thân hình ảnh nên chất lượng của hình ảnh cuối cùng dễ bị giảm và mờ, mặc dù không còn rung. Tuy nhiên với nhu cầu bình thường như in ảnh nhỏ hay làm phim gia đình thì những ảnh hưởng này là không đáng kể. Chống rung quang học Chống rung quang học trước đây chỉ dùng chủ yếu trong các đời ống kính cao cấp dành cho máy cơ của các hãng nổi tiếng như Canon (với tên IS-Image Stabilizer - ổn định hình ảnh), Nikon (VR-Vibration Reduction - chống rung) hay Sigma (OS-Optical Stabilizer - ổn định quang học). Hệ thống chống rung quang học IS của ...

Tài liệu được xem nhiều: