Danh mục

Chủ đề 3: Ngân hàng trung ương - Một viễn cảnh toàn cầu

Số trang: 35      Loại file: docx      Dung lượng: 88.53 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong số người chơi quan trọng nhất trong các thị trường tài chính trên toàn thế giới là các ngân hàng trung ương, các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ. Hành động của các ngân hàng trung ương ảnh hưởng đến lãi suất, khối lượng tín dụng và nguồn cung tiền, tất cả đều có ảnh hưởng trực tiếp không chỉ trên thị trường tài chính, mà còn về tổng sản lượng và lạm phát. Tham khảo bài viết chủ đề 3 "Ngân hàng trung ương - Một viễn cảnh toàn cầu" để hiểu hơn về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ đề 3: Ngân hàng trung ương - Một viễn cảnh toàn cầu Ngân Hàng Trung Ương: Một Viễn Cảnh Toàn Cầu Trong số  người chơi quan trọng nhất trong các thị  trường tài chính trên toàn thế  giới là các ngân hàng trung  ương, các cơ  quan chính phủ  chịu trách nhiệm về  chính sách tiền tệ. Hành động của các ngân hàng trung  ương  ảnh hưởng đến lãi  suất, khối lượng tín dụng và nguồn cung tiền, tất cả đều có ảnh hưởng trực tiếp   không chỉ  trên thị  trường tài chính, mà còn về  tổng sản lượng và lạm phát. Để  hiểu rõ vai trò của các ngân hàng trung  ương đóng tại các thị trường tài chính và   nền kinh tế tổng thể, chúng ta cần phải cách thức hoạt động của những tổ chức  này. Ai kiểm soát các ngân hàng trung ương và xác định hành động của họ? Điều  gì khuyến khích hành vi của họ? Ai giữ dây cương của quyền lực? 1.Nguồn gốc của cục dự trữ liên bang Trong tất cả  các ngân hàng trung  ương trên thế  giới, Cục Dự  Trữ  Liên Bang có  thể có cấu trúc khác thường. Để hiểu tại sao cấu trúc này phát sinh, chúng ta phải   trở lại trước năm 1913, khi Cục Dự Trữ Liên Bang đã được tạo ra. Trước thế kỉ 20, một đặc điểm chính của nền chính trị Mỹ là sự lo sợ của quyền   lực tập trung, được thể  hiện trong việc kiểm tra và cân bằng của Hiến pháp và  giữ gìn quyền của bang. Mối lo sợ về quyền lực tập trung là một lí do trong việc   đề phòng của người Mĩ để thành lập một ngân hàng trung ương. Một nguồn khác  là sự  mất lòng tin truyền thống của Mỹ  về  lợi ích tiền bạc, những biểu tượng   nổi bật nhất trong số đó là một ngân hàng trung ương. Thái độ thù địch của cộng  đồng người Mỹ đến sự tồn tại của một ngân hàng trung ương dẫn đến sự sụp đổ  của hai thử nghiệm đầu tiên trong ngành ngân hàng trung ương, có chức năng để  giám sát hệ  thống ngân hàng: Ngân hàng đầu tiên của Hoa Kỳ  đã bị  giải tán vào  năm 1811, và các đặc quyền quốc gia của ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ hết hạn   vào năm 1836 sau khi việc gia hạn được phủ  quyết trong năm 1832 do Tổng  thống Andrew Jackson. Viếc chấm dứt đặc quyền quốc gia của ngân hàng thứ hai vào năm 1836 đã tạo ra   một vấn đề nghiêm trọng đối với thị trường tài chính Mỹ, vì không có người cho   vay như phương kế cuối cùng mà có thể cung cấp dự trữ cho hệ thống ngân hàng  để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Do đó, trong thế kỷ XIX và XX,  khủng hoảng ngân hàng trên toàn quốc đã trở  thành một sự  kiện thường xuyên,  xảy ra mỗi hai mươi năm hoặc lâu hơn, mà đỉnh cao là cuộc khủng hoảng năm   1907. Cuộc khủng hoảng năm 1907 dẫn đến kết quả sụp đổ  ngân hàng trên diện   rộng và gây thiệt hại đáng kể cho người gửi tiền, vì vậy công chúng cuối cùng đã  được thuyết phục rằng một ngân hàng trung  ương là cần thiết để  ngăn ngừa  những cuộc khủng hoảng trong tương lai. Sự  thù địch của công chúng Mỹ  đối với các ngân hàng và quyền lực tập trung  tạo ra sự phản đối lớn trong việc thành lập một ngân hàng trung  ương duy nhất  như  Ngân hàng Anh. Sự  sợ  hãi quá khích rằng nhóm tư  bản tiền tệ  trên Wall   Street (bao gồm cả  các tập đoàn lớn và các ngân hàng) sẽ  có thể  thao túng cơ  quan đó để  giành quyền kiểm soát nền kinh tế  và hoạt động liên bang của ngân   hàng trung  ương có thể dẫn đến sự can thiệp quá nhiều của chính phủ  vào công  việc của các ngân hàng tư nhân. Bất đồng nghiêm trọng trong việc phân định các  ngân hàng trung  ương phải là một ngân hàng tư  nhân hay là một cơ  quan chính  phủ. Bởi vì những cuộc tranh luận nóng bỏng về  những vấn đề  này, một thỏa   hiệp đã được lập ra. Trong truyền thống vĩ đại của người Mỹ, Quốc hội đã viết  và xây dựng hệ  thống kiểm tra và cân đối vào Luật Dự trữ  Liên bang năm 1913,   trong đó tạo ra một Hệ  thống Dự trữ Liên bang với mười hai ngân hàng Dự  trữ  Liên bang khu vực. 2.Cấu trúc của Cục Dự Trữ Liên Bang Các nhà soạn thảo của Luật Dự trữ Liên bang muốn khuếch tán quyền lực dọc  theo các đường khu vực, giữa các khu vực tư nhân và chính phủ, và giữa các chủ  ngân hàng, doanh nhân, và công chúng. Điều phổ  biến khởi đầu của quyền lực  này đã dẫn đến sự phát triển của Cục Dự trữ Liên Bang bao gồm các đối tượng  sau: các Ngân hàng Dự trữ Liên bang, Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên  bang,  Ủy Ban Liên bang Thị  Trường Tự  do (FOMC) , Hội đồng tư  vấn liên  bang, và khoảng 2500 thành viên các ngân hàng thương mại. Ngân hàng dự trữ liên bang Mỗi mười hai khu vực dự trữ liên bang có một ngân hàng dự trữ liên bang   chính, trong đó có thể  có các chi nhánh  ở  các thành phố  khác trong khu vực. Các  địa điểm của các khu vực, các ngân hàng dự trữ liên bang, và các chi nhánh của nó   được thể hiện trong Hình 1. Ba ngân hàng dự trữ liên bang lớn nhất về tài sản là  của New York, Chicago và San Francisco ­ cộng lại họ nắm giữ hơn 50% tài sản  (cho vay chiết khấu, chứng khoán, và các tài sản khác) của Hệ thống Dự trữ Liên  bang. Ngân hàng New York, với khoảng một phần tư của các tài sản, đóng vai trò  quan trọng nhất của các ngân hàng dự trữ liên bang (xem Bên trong Fed, Vai trò  đặc biệt của Ngân ...

Tài liệu được xem nhiều: