Thông tin tài liệu:
Mức độ đầu tiên của sự sáng tạo là tính trì trệ. Nó có hai mức độ ảnh hưởng: tích cực và tiêu cực. Nó là năng lượng không chịu thay đổi, là nơi nghỉ ngơi truớc khi chuyển thành hoạt động.Trong tự nhiên thì đây là giai đoạn bỏ không giữa các đợt phát triển. Tính trì trệ làsự trống trải, là điều bí ẩn lớn mà từ đó sự sáng tạo hình thành và biến mất. Khi chúng ta tiếp cận được tính trì trệ, chúng ta đã đến gần với tiềm thức của mình....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chu kỳ của sự sáng tạo
CHU KỲ CỦA SỰ SÁNG TẠO
Mức độ đầu tiên của sự sáng tạo là tính trì trệ. Nó có hai mức độ ảnh hưởng: tích cực và
tiêu cực. Nó là năng lượng không chịu thay đổi, là nơi nghỉ ngơi truớc khi chuyển thành
hoạt động.Trong tự nhiên thì đây là giai đoạn bỏ không giữa các đợt phát triển. Tính trì
trệ làsự trống trải, là điều bí ẩn lớn mà từ đó sự sáng tạo hình thành và biến mất. Khi
chúng ta tiếp cận được tính trì trệ, chúng ta đã đến gần với tiềm thức của mình. Đây là
giai đoạn giống như hạt giống đợi nảy mầm trong bóng tối (những gì chúng ta chưa biết)
đến khi ra ngoài ánh sáng (khi đã có tri thức, hiểu biết, sự sáng suốt).
Mặt tiêu cực của tính trì trệ xuất hiện khi do lười biếng và thờ ơ, chúng ta cho phép bản
thân bị mê hoặc, sống trong mê mẩn không thắc mắc gì cả, chấp nhận mọi thứ như đó là
chân lí, không muốn thay đổi và luôn sống trong sợ hãi. Có thể chúng ta là nô lệ cho công
việc vì mục đích kiếm tiền hay nhận thức được sự bảo đảm từ đó. Chúng ta cũng chịu
đựng những mối quan hệ nguy hiểm cũng vì những lí do tương tự như trên. Chúng ta cứ
tiếp tục như vậy ngay cả khi chúng ta đã ngừng học hỏi và phát triển bởi vì chúng ta e
ngại khi phải tìm kiếm cái mới. Tất cả những gì chúng ta có thể thấy được là thảm hoạ
khi chúng ta xem xét những điều mình chưa biết. Có thể chúng ta đưa ra một ý tưởng
quảng cáo tuyệt vời, một phát minh mới hay đang cân nhắc một công việc mới rồi chúng
ta bày tỏ cho bạn bè và đồng nghiệp biết và mọi người sẽ nói cho chúng ta biết tại sao lại
không nên làm những điều đó. Chúng ta lắng nghe sự phê bình của bản thân và của cả
người khác để rồi mất đi động cơ thúc đẩy sự ra đời cho ý tuởng mới đó. Luôn có lí do
cho việc không làm gì đó. Đây giống như cuộc sống trong vùng nguy hiểm. Chúng ta bị
thuyết phục bởi tiếng nói chỉ trích trong thâm tâm và cái tôi tiêu cực – giống như một dải
băng kéo dài vô tận, nó nhắc nhở chúng ta ba điều “một điều gì đó không ổn“ (tạo ra sự
lo ngại), ”không phải thế này “(gây nên sự giận dữ) và “như thế chưa đủ“ (gây nên sự
buồn bã). Ba điều này giống như sự tổn thương, tách chúng ta ra khỏi những điều kì diệu
và khiến tinh thần của con người ngủ yên. Cái tôi này khiến chúng ta tin tưởng một cách
nhầm lẫn rằng đó là đặc tính của những nhà lãnh đạo cao cấp trong khi nó thuộc về lĩnh
vực quản lí dữ liệu. Khi bạn ở trọng tình trạng trì trệ là bạn đang tiến tới khoảng trống mà
một số được gọi là: sự yên lặng đầy ý nghĩa. Đây là nguồn lực không rõ ràng của tiềm
năng thuần tuý của chúng ta.Hãy đi sâu vào lĩnh vực của sự yên lặng. Sự ngẫm nghĩ sẽ
dẫn dắt bạn đến đó giống như thời điểm của tự nhiên vậy. Nghiên cứu khoảng trống và
bạn sẽ sớm nghe thấy lời thì thầm từ đáy lòng mình tiếp thêm sức mạnh cho những mơ
ước.
Sự mô phỏng
Giống như hạt mầm nảy nở trong bóng tối, chúng ta bi khuấy động ra khỏi trạng thái ngủ
yên khi ai đó hay điều gì đó truyền cảm hứng cho ta học hỏi và phát triển. Đầu tiên chúng
ta học hỏi thế giới xung quanh từ bố mẹ, thầy cô giáo, những người anh hùng và các
phương tiện truyền thông. Sự mô phỏng là một phần quan trong đối với quá trình phát
triển của chúng ta. Chúng ta học hỏi từ những bậc thầy trong lĩnh vực kinh doanh, nghệ
thuật, triết học hay khoa học .Nếu như chúng ta thích ý tuởng của ai đó chúng ta thường
mô phỏng theo. Đôi khi chúng ta mô phỏng bản thân trong một trạng thái tồn tại. Mô
phỏng là một giai đoạn quan trọng cho phép chúng ta phát triển các ý tưởng một cách
thận trọng nhất. Từ các giáo viên đầy trí tuệ của mình tôi đã học được rằng mọi nơi chốn,
mọi con người, mọi tình huống trong cuộc sống của chúng ta đều dạy chúng ta một điều
gì đó.Khi bài học kết thúc, sự việc sẽ được giải quyết. Những hình thức tồn tại và kết cấu
bị phá huỷ khi chúng đã đạt được mục đích của mình. Nhận thức được điều này giúp tôi
vượt qua quá khứ, rũ bỏ mọi sự lưu luyến. Đức phật đã dạy rằng nguồn gốc của mọi khổ
đau đều do sự lưu luyến mà ra. Ngài cũng dạy rằng phải biết đặt câu hỏi cho mọi thứ trên
đời. Điều naỳ sẽ dẫn chúng ta đến giai đoạn thứ ba trong chu trình của sự sáng tạo: khả
năng trực giác.
Khả năng trực giác là thời điểm lộn xộn và hầu hết thì đây là giai đoạn của sự lo ngại
.Bản thân từ này đã cho thấy một tình trạng lộn xộn. chúng ta đã đọc về sự lộn xộn ở
khắp mọi nơi. Không ai trong chúng ta thoát khỏi những thay đổi đầy kịch tích xảy ra ở
mọi mức độ của sự tồn tại. Chúng ta cảm thấy mệt mỏi với những công việc nguy hiểm,
chúng ta mất một khách hàng quan trọng, một mối quan hệ vừa mới chấm dứt, một giao
dịch tài chính bị thất bại..vân vân. Khi chính quyền, trường học ,gia đình và các tổ chức
tài chính không còn sự liên kết, chúng ta được kêu gọi để đưa ra các giải pháp mới.
Hãy nhớ rằng chúng ta tạo ra những hệ thống này đầu tiên và chúng ta có thể thay đổi
chúng. Đây là khoảng thời gian mà chúng ta kiểm soát mọi thứ bất chấp nỗi lo ngại.
Những hình thức cũ nên được xoá bỏ để nhường chỗ cho những điều mới mẻ hơn. Đây là
thời điểm để tiến sâu hơn, quên nh ...