Thông tin tài liệu:
1 - Chú Phi quê ở đâu tôi cũng không chắc. Mẹ tôi bảo nghe đâu như chú quê ở trong khu Bốn cũ, mạn Thanh Hóa hay Nghệ An gì đó. Rất khó nói nơi nào là quê chú, vì nếu căn cứ vào giọng nói thì chú phải người xứ Thanh. Còn trông vào cách nói năng khúc triết của chú thì chú chắc phải là người cùng quê với ở ông đồ Nghệ. Tôi còn nhỏ nên chuyện quê của chú Phi không nhất thiết phải biết. Với tôi thì chú Phi là một người đàn ông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chú Phi “Chiến sĩ Điện Biên” Chú Phi “Chiến sĩ Điện Biên” TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN TRỌNG VĂN1 - Chú Phi quê ở đâu tôi cũng không chắc. Mẹ tôi bảo nghe đâu như chú quê ở trong khuBốn cũ, mạn Thanh Hóa hay Nghệ An gì đó. Rất khó nói nơi nào là quê chú, vì nếu căncứ vào giọng nói thì chú phải người xứ Thanh. Còn trông vào cách nói năng khúc triếtcủa chú thì chú chắc phải là người cùng quê với ở ông đồ Nghệ. Tôi còn nhỏ nên chuyệnquê của chú Phi không nhất thiết phải biết. Với tôi thì chú Phi là một người đàn ông tầmbăm bảy băm tám, vui tính, tóc húi cua gương mặt lại xương xương nên thoạt nhìn trôngchú có gì đấy rất ngộ. Chú biết chiều bọn trẻ con chúng tôi, hở ra là chú kể chuyện chiếnđấu. Những câu chuyện chiến đấu do chú Phi kể làm bọn chúng tôi háo hức. Nghe chú kểchuyện xong tôi cùng mấy đứa bạn thảo nào cũng bày trò chơi trận giả. Bọn tôi oánhnhau ngoài bìa làng, ở chỗ có hàng duối cổ mọc tự nhiên chạy dài xuống sát mép ao đặcmột thứ bèo ta lá xanh ngan ngát suốt buổi chiều. Oánh nhau cho tới tận khi tối nhọ mặtngười nếu không có ai gọi có lẽ bọn tôi còn oánh nhau tiếp.Chú Phi là chồng dì Phi. Dì Phi tên thật là gì tôi cũng không chắc. Nhưng thằng Phi làcon trai lớn của chú dì thì tôi biết. Nó bằng tuổi tôi nhưng ngô nghê lắm. Tôi nói chuyệnăn bánh mì bẻ ra thành từng mảu nhỏ chấm với sữa bò loại sữa đặc có đường là mắt nótrợn tròn không hiểu. Tôi bảo chúng tôi nhảy tàu điện như nhảy từ cành ổi trong vườnnhà cụ Học xuống dễ ợt nó cũng tròn con mắt. Nói chung hễ tôi cứ nói chuyện gì ở thànhphố là mắt thằng Phi cứ trợn ngược lên. Cái thằng học đến lớp 3 rồi còn tồ quá.Ở quê tôi có lệ gọi tên bố mẹ theo tên đứa con lớn trong nhà. Vậy ra mới có tên chú Phihay dì Phi. Dì Phi là người em họ mẹ tôi. Mẹ tôi bảo: Họ mạc cũng xa xa rồi nhưng vìdì Phi chơi với mẹ tôi từ bé nên mẹ và dì xem ra có vẻ thân nhau. Mẹ tôi đi làm cán bộngoài thành phố nên đưa dì đi theo. Mẹ xin cho dì vào làm hộ tá cho một trại điều dưỡngthương bệnh binh. Làm được hai năm thì dì Phi về quê. Dì về cùng chú Phi. Vợ chồng dìlàm nhà nhờ mảnh đất của ông Quất. Mảnh đất rộng bỏ mặc cho cây cối mọc tùm lum ấyông Quất trồng tre gai với ý chính là để rào ngăn với mảnh đất nhà cụ Học. Vợ chồng dìPhi dựng nhà trên mảnh đất đó có nghĩa vụ trông nom khu vườn rộng mà ông Quất chưadùng đến. Đất nhà ông Quất nhiều lắm. Tôi nghe nói ông Quất bị xếp vào thành phần địachủ hay trung nông gì gì đó. Việc ông Quất cho vợ chồng dì Phi dựng nhà nhờ trên đấtcủa mình nghe nói còn có lý do chính đáng để ông Quất không bị trưng thu khu vườn.Trên danh nghĩa khu vườn được giao cho vợ chồng dì Phi. Mẹ tôi nói thầm Dì Phi màychỉ được ở nhờ thôi. Mãi sau này tôi mới hiểu ông Quất khôn thật. Ông còn đất màkhông bị xã đem ra kiểm thảo như các nhà có nhiều đất khác ở trong làng.Chú Phi là Chiến sĩ Điện Biên như tôi được nghe nói thế. Dì Phi làm hộ tá chuyênchăm sóc cho các chú thương bệnh binh ở trại điều dưỡng. Dì quen chú và đưa chú vềquê mình. Họ thành vợ chồng nên ông Quất được lây tiếng thơm là cưu mang gia đìnhchính sách. Có lẽ vì vậy nên khu vườn nhà ông Quất không bị biến thành trại chăn nuôinhư vườn nhà cụ Học. Bên vườn nhà cụ Học mấy dãy nhà lợp rạ, thấp tè tè, có nhữnggian xây tường chỉ cao chừng hơn mét tạo thành những ô chuồng đều như nhau do hợptác xã dựng nên. Trong dãy nhà lè tè ấy suốt ngày òng ọc tiếng lợn đòi ăn. Nhất là vàotầm trưa lũ lợn đói ăn kêu đến nhức óc, chúng đua nhau rít rất thê thảm. Tôi sợ tiếng lợnrít lên như thế, nó hai hãi thế nào ấy.Chú Phi ngày nào cũng ra ngồi dưới bụi tre to ngay đầu lối vào xóm từ sáng. Cái bụi tregià cỗi chẳng của nhà ai cả, đất quanh gốc tre mịn thín, những thân tre nhẵn bóng bởithường xuyên có người dừng chân ở đó, họ tiện tay vuốt víu vào thân tre hoặc dựa lưngngủ gà ngủ vịt. Bụi tre đó còn là ranh giới giữa xóm Bình với xóm Dí. Từ ngày quê tôitiến hành hợp tác hóa thì bụi tre già cỗi ấy trở thành chỗ tụ tập xã viên mỗi sớm đi làm.Chỗ ấy mới sáng sớm đã râm ran tiếng người. Những xã viên hợp tác xã lấy chỗ đó làmnơi chia mạ. Mạ được nhổ về tập kết ở đó từ chiều hôm trước rồi sáng sớm được chia chotừng xã viên. Họ đem chia những bó mạ xanh mơn mởn, được bó chặt ngang lưng trôngđẹp như những cô văn công thắt giải khăn lưng, đầu đội nón hoa đi đứng mượt mà trênsân khấu mà tôi đã có lần được mẹ tôi dắt mấy chị em chúng tôi vào xem diễn kịch ởdoanh trại bộ đội gần nhà. Từng xã viên sau khi nhận số mạ được chia thì đem mạ đi cấy.Chập tối chỗ bụi tre lại rào rào giọng nói. Bấy giờ là lúc bác Tiến đội trưởng Đội hợp tácxóm Bình mở cuốn sổ mà bác dùng tạm từ quyển vở học sinh giá hai hào tám, bìa bọchọa báo Trung Quốc của chị Thu là con gái lớn bác ra ghi chép. Bác đội trưởng chấmcông cho từng người. Chú Phi ngồi dưới bụi tre sáng chẳng nhìn ai cả, chiều chẳng thamgia tranh cãi nhiều ít với ai cả. Chú hai tay cầm chiếc kèn Ác mô ni ca đã tróc sơn đưa lênmiệng. Chú th ...