Danh mục

Chủ quyền lãnh thổ trong sách giáo khoa lịch sử CHLB Đức – Một vài suy nghĩ cho đổi mới sách giáo khoa Việt Nam sau 2015

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.10 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung vấn đề chủ quyền quốc gia, dung lượng và hình thức thể hiện nó trong sách giáo khoa lịch sử (SGKLS) ở CHLB Đức được chúng tôi đề dưới đây có thể là một vài gợi ý tham khảo cho việc đổi mới nội dung chương trình SGKLS Việt Nam sau 2015, mà cụ thể là việc cân nhắc đưa nội dung chủ quyền lãnh thổ và thể hiện nội dungnày. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ quyền lãnh thổ trong sách giáo khoa lịch sử CHLB Đức – Một vài suy nghĩ cho đổi mới sách giáo khoa Việt Nam sau 2015 DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Chủ quyền lãnh thổ trong sách giáo khoa lịch sử CHLB Đức – Một vài suy nghĩ cho đổi mới sách giáo khoa Việt Nam sau 2015 PGS.TS Văn Ngọc Thành (*) và ThS. Hoàng Thị Nga (**) Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc, do đó,pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm củalãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia(1). Đức là nước chủ trương hai cuộc chiến tranh thếgiới xâm lược lãnh thổ trên phạm vi rộng, nước Đức cũng chịu những thiệt hại nhất địnhvề mặt lãnh thổ sau các cuộc chiến tranh này và ở đây họ cũng bị chia cắt Đông Đức –Tây Đức suốt gần 50 năm nên ở Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức, vấn đề chủ quyền lãnhthổ là chủ đề vừa quan trọng, vừa có tính tế nhị. Nhận thức được điều đó, vấn đề chủquyền lãnh thổ và biên giới quốc gia được đưa vào chương trình học từ rất sớm và có mộtsố điểm độc đáo. Nội dung vấn đề chủ quyền quốc gia, dung lượng và hình thức thể hiệnnó trong sách giáo khoa lịch sử (SGKLS) ở CHLB Đức được chúng tôi đề dưới đây có thểlà một vài gợi ý tham khảo cho việc đổi mới nội dung chương trình SGKLS Việt Nam sau2015, mà cụ thể là việc cân nhắc đưa nội dung chủ quyền lãnh thổ và thể hiện nội dungnày. 1. Vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia được quy định trong Khungchương trình bộ môn Lịch sử Vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đều được đưa vào Khung chươngtrình Lịch sử cho học sinh Sekundarstufe 1 (tương đương THCS ở Việt Nam) vàSekundarstufe 2 (tương đương THPT)(2) ở tất cả 16 bang ở CHLB Đức. Từ khung chươngtrình chung này, các tác giả, các nhà xuất bản sẽ hoàn toàn được tự do biên soạn nội dungcụ thể cho từng đề mục, từng bài học và trình bày, thể hiện với các dạng thức khác nhau.Các trường, các giáo viên dạy học Lịch sử cũng dựa trên tình hình của bang, của vùng đểchọn lựa những cuốn sách cần thiết và phù hợp cho quá trình học tập bộ môn này của họcsinh.(*) Giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội(**) Giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Xuân Hòa, Ph.D. Student in Didacstic of History, Faculty1, University of Siegen, Germany(1) Lê Minh Nghĩa, Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng, Hộithảo về phát triển chấu Á Thái Bình Dương và tranh chấp biển Đông, thành phố New York, ngày 15 -16.8.1998(2) Xem thêm về hệ thống giáo dục Cộng hòa Liên bang Đức trong “Khái quát sách giáo khoa Lịch sửTHPT hiện hành ở bang Nordrhein Westfalen“, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, ISSN0868 - 3719, Vol 57, No.4/2012 94 DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Khảo sát Khung chương trình môn Lịch sử cho học sinh tương đương trung học phổthông (THPT) ở bang Nordrhein Westfalen – một bang phía Tây nước Đức có đường biêngiới giáp hai nước Hà Lan, Bỉ, cho thấy nội dung chủ quyền lãnh thổ Đức, quốc gia Đứcvà bản sắc Đức tập trung trong nội dung lớn thứ 6 trong 7 nội dung lớn được quy định: 1.Trải nghiệm những nền văn minh xa lạ theo quan điểm lịch sử thế giới; 2. Thế giới Ki tôgiáo và thế giới Hồi giáo – cuộc gặp gỡ của hai văn hóa trong thời Trung đại và cận đại; 3.Quyền con người theo quan điểm lịch sử; 4. Xã hội công nghiệp hiện đại – giữa tiến bộ vàkhủng hoảng; 5. Giai đoạn Chủ nghĩa xã hội quốc gia – Điều kiện, quyền lực, ảnh hưởngvà ý nghĩa; 6. Chủ nghĩa dân tộc, quốc gia dân tộc và bản sắc dân tộc Đức trong các thếkỉ XIX – XX; 7. Chìa khóa hòa bình và trật tự hòa bình trong thời hiện đại(3). Ngoài ra, ởmột số nội dung khác, vấn đề biên giới lãnh thổ cũng được nhắc đến không nhiều, nhưngtrong sự liên quan nhất định như trong nội dung lớn thứ 5 và thứ 7. 2. Nội dung chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Đức được thể hiện thôngqua các Hiệp ước và các cuộc chiến tranh Nước Đức có phía Bắc và Đông Bắc giáp biển nên có một số lượng đảo đáng kể.Các đảo này trong biển Bắc phần lớn nằm trong dạng hình chuỗi trước đất liền. Chúngđược chia ra thành các đảo bắc Friesen và đông Friesen, là một phần của bãi bồi attenmeer Đức. Các đảo bắc Friesen của Đức thuộc bang Schleswig-Holstein và baogồm các đảo lớn Sylt, Föhr, Amrum và Pellworm cũng như là các đảo Hallig nhỏ hơn rấtnhiều. Các đảo đông Friesen thuộc bang Niedersachsen có độ lớn tương tự. Các đảo nàyhình thành từ những bãi cát bồi do tác động của sóng biển. Lớn nhất trong các đảo này làBorkum. Một trường hợp ngoại lệ là đảo Helgoland nằm ngoài khơi xa của biển Bắc. Cácđảo này vốn thuộc các công quốc Bắc Đức từ thời cận đại nên chủ động sáp nhập hòa bìnhvào các công quốc phía Nam do Phổ khởi xướng nên ...

Tài liệu được xem nhiều: