Xây dựng và phát triển miền núi luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước kể từ sau ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc (7/1954). Bài viết này góp phần tìm hiểu chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa miền núi miền Bắc của Đảng trong những năm 1961-1965.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa miền núi miền Bắc của Đảng trong những năm 1961-1965TẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 98 - 104 CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA MIỀN NÚI MIỀN BẮC CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 1961 – 1965 Bùi Mạnh Thắng Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Xây dựng và phát triển miền núi luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước kể từ saungày hòa bình lập lại trên miền Bắc (7/1954). Bài viết này góp phần tìm hiểu chủ trương phát triển kinh tế, vănhóa miền núi miền Bắc của Đảng trong những năm 1961 - 1965. Từ khóa: chủ trương, phát triển, miền núi, miền Bắc1. Đặt vấn đề Miền núi chiếm trên 2/3 diện tích và trên 1/5 dân số của miền Bắc vào những năm đầuthập kỷ 60 thế kỷ XX, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế và quốcphòng; có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa, nhưng cũng là khu vực còn nhiều khókhăn, trình độ kinh tế - xã hội chậm phát triển hơn so với miền xuôi. Để thực hiện mongmuốn “đưa miền núi tiến kịp miền xuôi” đòi hỏi phải có những chủ trương, giải pháp đúngđắn, để có thể phát huy những tiềm năng to lớn của miền núi phục vụ sự nghiệp cách mạngchung của miền Bắc cũng như của cả nước.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Miền núi miền Bắc trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làmhai miền. Trung ương Đảng sớm xác định phương hướng của miền Bắc là tiến lên xây dựngchủ nghĩa xã hội, làm chỗ dựa cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Trong hoàn cảnhmới, cùng với nhiệm vụ củng cố miền Bắc, yêu cầu xây dựng và phát triển miền núi được đặtra đối với Đảng và Nhà nước gắn với chức năng quản lý kinh tế xã hội. Vai trò của miền núivốn đã được khẳng định trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và kháng chiến trước đây.Tuy nhiên, trên thực tế, sau kháng chiến chống Pháp, miền núi vẫn là khu vực có trình độ kinhtế - xã hội thấp kém so với khu vực đồng bằng. Miền núi lại là địa bàn sinh sống của nhiềudân tộc thiểu số; là khu vực luôn được các thế lực thù địch quan tâm, tập trung nghiên cứu vàtriển khai các âm mưu, kế hoạch chống phá nguy hiểm. Ngay sau khi hòa bình lập lại, Đảngvà Chính phủ đã đề ra chủ trương thành lập ở miền núi các khu tự trị nhằm tăng cường tính tựchủ và vai trò tự quản lý của các dân tộc. Trên cơ sở đó, Khu tự trị Thái - Mèo được thành lậpngày 7-5-1955 (năm 1962 đổi tên thành Khu tự trị Tây Bắc) và Khu tự trị Việt Bắc ra đờingày 1-7-1956. Các khu tự trị trở thành đơn vị hành chính chính thức của nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa. Trong những năm 1954 - 1960, cùng với nhân dân miền Bắc, đồng bào các dân tộc thiểusố ở khu vực miền núi ra sức phấn đấu khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, xây dựng vàNgày nhận bài: 21/4/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016Liên lạc: Bùi Mạnh Thắng- mail: buithangdhtb@gmail.com 98củng cố hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền các cấp; bước đầu thực hiện vận động hợp táchóa nông nghiệp kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ. Bước vào thời kỳ cách mạng xã hộichủ nghĩa, nhiệm vụ đặt ra đối với nhân dân miền Bắc phải tiếp tục phát huy những thắng lợiđã đạt được, đẩy mạnh các phong trào thi đua, tấn công vào nghèo nàn, lạc hậu, xây dựngmiền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Vớiđịa bàn miền núi, nhiệm vụ đó càng trở nên nặng nề hơn, rất cần được quan tâm với nhữngchính sách hỗ trợ, với sự chung tay góp sức của cả miền Bắc. Vị trí và vai trò quan trọng của miền núi sớm được Đảng, Nhà nước khẳng định. Báo cáochính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III củaĐảng Lao động Việt Nam (tháng 9-1960) đã xác định vị trí, vai trò của miền núi trong sựnghiệp cách mạng: “Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, sự nghiệp xâydựng kinh tế miền núi có một tầm quan trọng rất lớn. Miền núi nước ta rộng gấp mấy lần diệntích miền xuôi, lại có tài nguyên tự nhiên phong phú, cho nên nền kinh tế mà chúng ta xâydựng ở miền núi sẽ giúp nâng cao không ngừng mức sống vật chất và văn hóa của đồng bàomiền núi, đồng thời sẽ bổ sung cho kinh tế miền xuôi, góp phần rất quan trọng vào công cuộcxây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc” [2;584-585]. Nghịquyết số 71-NQ/TW ngày 23/2/1963 của Bộ Chính trị về vấn đề phát triển nông nghiệp ởmiền núi một lần nữa khẳng định: “Miền núi miền Bắc nước ta chiếm trên 2/3 diện tích vàtrên 1/5 dân số chung của miền Bắc, có một vị trí hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế vàquốc phòng” [5;122]. Vì vậy, xây dựng và phát triển miền núi trở thành yêu cầu cấp thiết,một nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, trực tiếp của các địa phương mi ...