Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Bí quyết bấm huyệt chữa bệnh" trình bày tường tận kèm theo hình vẽ minh họa cụ thể bộ vị của 200 huyệt đạo chủ chốt trên cơ thể và những kiến thức cơ bản đối với từng huyệt đạo (giải thích, cách tìm huyệt đạo và hiệu quả trị liệu). Một số huyệt đạo có nhiều tên gọi, thì lấy tên thường dùng, các tên khác cũng được nêu ra để tiện sử dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt: Phần 2
Phần B. THUYẾT MINH CHI TIẾT VỀ 200 HUYỆT ĐẠO QUAN
TRỌNG
Phần 1. CÁC HUYỆT ĐẠO Ở ĐẦU VÀ CỔ
Thứ 1. HUYỆT BÁCH HỘI
I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI
“Bách” là con số 100, nó biểu thị cho số lượng rất nhiều, rất nhiều kiểu dáng, rất nhiều ý
nghĩa, tức là muốn nói đến một huyệt đạo mà vị trí của nó là nơi tụ của các kinh lạc có tác động
quan trọng đến cơ thể; huyệt đạo đó nằm trên đỉnh đầu, có tên là huyệt Bách hội.
Phạm vi ứng dụng của huyệt Bách hội rất rộng, nhờ nó mà trị liệu hiệu quả rất nhiều chứng
bệnh, vì thế mới có tên gọi là Bách hội.
II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO
Huyệt đạo này nằm ở trung tâm đỉnh đầu; ngay tại giao điểm của đường thẳng nối điểm
cao nhất của hai vành tai khi bẻ gập về phía trước với đường thẳng nối điểm giữa hai lông mày
kéo thẳng về giữa gáy. Tức là huyệt đạo này có thể xác định được vị trí trung tâm đỉnh đấu.
Đồng thời, nếu chia đường thẳng giữa hai lông mày đi qua đỉnh đầu ra sau gáy, đoạn từ mí tóc
trước trán đến mí tóc sau gáy làm 12 phần, thì huyệt đạo này nằm ở vị trí cách mí tóc trước
trán là 5/12 đường thẳng, cách mí tóc sau gáy là 7/12 đường thẳng đó. Dùng đầu ngón tay ấn
lên huyệt đạo này sẽ có cảm giác hơi đau.
III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU
Phạm vi ứng dụng của huyệt đạo này rất rộng, thường sử dụng các phương pháp trị liệu
như bấm huyệt, châm cứu để kích thích lên nó. Huyệt Bách hội có hiệu quả trị liệu các triệu
chứng đau đầu chóng mặt khi huyết áp biến đổi bất thường, hoặc là những cơn đau đầu chóng
mặt cấp tính, chứng say tàu xe, say rượu… Huyệt Bách hội cũng có hiệu quả chữa trị và phòng
ngừa đối với các trường hợp nhức mỏi mắt, ngạt mũi và các cơn đau đầu, nặng đầu, ù tai, lạc
chẩm và đau nhức cổ, vai do các căn bệnh khác gây nên, kể cả chứng rụng tóc và bệnh trĩ...
Yếu quyết trị liệu là ấn thẳng đứng lên huyệt Bách hội, dường như xuyên qua trung tâm cơ
thể; có hiệu quả bài trừ triệu chứng đau đầu hoa mắt, chóng mặt do tất cả mọi loại bệnh gây
nên kể cả ảnh hưởng của bệnh thần kinh.
Thư 2. HUYỆT Ế PHONG
I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI
Từ “Ế” bao hàm ý nghĩa che đậy, che mắt, bỏ đi, bóng ảnh...; từ “Phong” có nghĩa là
trúng gió; từ đó suy ra rằng huyệt đạo này có tác dụng chữa trị các chứng bệnh về tai, mắt xảy
ra do bị trúng gió.
II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO
Huyệt đạo này nằm phía sau dái tai; ngay vết lõm nhỏ phía trước chỗ xương gồ lên (Nhũ
đột) phía sau dái tai. Dùng đầu ngón tay day ấn lên chỗ lõm phía sau dái tai mà cảm thấy hơi
đau, thì đó chính là huyệt Ế phong, một huyệt đạo tương đối dễ tìm.
III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU
Có hiệu quả trị liệu đối với các chứng bệnh như đau răng, sưng má, cơ mặt bị tê dại, co
giật và những triệu chứng do các căn bệnh này gây nên như đau tê vùng cổ, nhức mỏi hai vai.
Nó cũng có hiệu quả trong việc khắc phục các chứng nặng tai, đau tai, đau răng, chóng mặt,
buồn nôn, say tàu xe. Nó là huyệt đạo có hiệu quả đặc biệt trong việc trị liệu chứng đau đối dây
thần kinh não thứ 5. Các huyệt đạo xung quanh vùng tai khác như huyệt Thính cung, Giác tôn,
Khiếu âm, Nhĩ môn cũng tập trung tại đó, có tác dụng quan trọng trong việc trị liệu các chứng
nặng tai, ù tai. Theo báo cáo của các nhà y học Trung Quốc, tiến hành liệu pháp châm lên các
huyệt đạo này đối với trẻ em bị điếc kết quả phục hồi thính lực đạt được với tỉ lệ khá cao.
Thứ 3. HUYỆT GIÁC TÔN
I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI
Từ “Giác” có nghĩa là một góc ở trên trán, chữ Tôn có nghĩa là cháu, tức là con của
con, còn có ý nghĩa là sự liên tục, sự kế thừa. Tên gọi huyệt Giác tôn là đến từ góc của trán,
đồng thời cũng nói lên ý nghĩa là sự nối ghép các huyệt đạo có tác dụng liên quan đến cơ thể
thành những đường kinh lạc nối liền lại với nhau.
II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO
Nằm bên trên điểm cao nhất của vành tai khi bẻ gập lại về phía trước và chỗ lõm vào của
mí tóc phía trên vành tai. Ngoài ra còn có thể dựa vào động tác há miệng, ngậm miệng để xác
định, vì khi há miệng ra thì cơ điều khiển phía trên vành tai lõm vào, khi ngậm miệng lại thì lòi
ra, đó chính là vị trí của huyệt Giác tôn.
III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU
Đây là huyệt đạo có hiệu quả rất rộng, chữa trị được nhiều triệu chứng của các bệnh đau
mắt, đau răng, đau tai; ngay cả đến các chứng nặng đầu, đau đầu, say tàu xe, thậm chí đến cả
chứng hoa mắt, chóng mặt đột ngột, ấn lên huyệt đạo này cũng làm cho đầu óc sảng khoái, nhẹ
nhõm. Nó đặc biệt có hiệu quả trong việc trị liệu các chứng đau mắt viêm kết mạc và các triệu
chứng của bệnh đau lỗ tai như: ù tai, đau tai, viêm tai trong... Ngay cả đến bệnh đau răng nó
cũng có hiệu quả chế ngự sự đau đớn của bệnh sâu răng, nha chu viêm.
Thứ 4. HUYỆT KHÚC TẤN
I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI
Từ “Khúc” có nghĩa là uốn lượn, khúc khuỷu, chỗ cong gấp khúc biểu hiện một góc trán;
còn từ “Tấn” ...