Danh mục

Chùa Quỳnh Lâm – Đệ nhất danh lam cổ tích của Đại Việt

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.42 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chùa Quỳnh Lâm là một di tích nằm trong cụm di tích nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh. Nơi đây từng là trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam dưới các triều đại Lý, Trần. Lễ hội chùa Quỳnh Lâm diễn ra từ mồng 1 đến mồng 4 tháng 2 âm lịch hằng năm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chùa Quỳnh Lâm – Đệ nhất danh lam cổ tích của Đại Việt Chùa Quỳnh Lâm – Đệ nhất danh lam cổ tích của Đại ViệtChùa Quỳnh Lâm là một di tích nằm trong cụm di tích nhà Trần tại Đông Triều,Quảng Ninh. Nơi đây từng là trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam dưới cáctriều đại Lý, Trần. Lễ hội chùa Quỳnh Lâm diễn ra từ mồng 1 đến mồng 4 tháng 2âm lịch hằng năm.Di tích chùa Quỳnh Lâm được khởi dựng từ thời Lý, do thiền sư Không Lộ (NguyễnMinh Không) dựng. Tại chùa Quỳnh Lâm, thiền sư Không Lộ đã cho đúc một pho tượngDi Lặc bằng đồng cao 6 trượng 6 thước (khoảng 20m). Pho tượng Di Lặc này được xếpvào “An Nam tứ đại khí” (bốn báu vật lớn của Việt Nam, trong đó có: tháp Báo Thiên,chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh và tượng Di Lặc chùa Quỳnh Lâm). Ngoài tượng DiLặc, thiền sư Không Lộ còn cho làm một tấm bia đá lớn cao 2,5m, rộng 1,5m với hoa vănhình rồng uốn lượn mềm mại…Dù vậy, phải đến thế kỷ XIV với hoạt động của thiền sư Pháp Loa (Đồng Kiên Cương) –vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm, chùa Quỳnh Lâm mới thực sự trở thành một trungtâm Phật giáo quan trọng nhất của nước ta thời ấy. Vào tháng 12 năm 1317, thiền sư PhápLoa cho xây dựng và thành lập Viện Quỳnh Lâm với kiến trúc đồ sộ và hoàn chỉnh. Vàonăm 1329, Quỳnh Lâm trở thành “Đệ nhất danh lam cổ tích” của nước Đại Việt. Thế kỷXVI – XVIII, chùa Quỳnh Lâm đã trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam,chuyên truyền kinh, giảng đạo và đào tạo hàng ngũ sư sãi cho đạo Phật. Trải qua ngótnghìn năm lịch sử, chùa Quỳnh Lâm đến nay đã trở thành một biểu tượng văn hóa củadân tộc, là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý như tấm bia đá lớn thời Lý, khánh đá và… đặcbiệt là khu vườn tháp. Du khách tới chùa Quỳnh Lâm sẽ thấy vườn tháp nằm bên phảitrước cổng vào chùa. Chùa Quỳnh Lâm nổi tiếng với những ngôi tháp như: Năm 1329,một phần tro hài cốt của Phật hoàng Trần Nhân Tông (tổ thứ nhất của Thiền phái TrúcLâm) đã được đưa về chùa Quỳnh Lâm để đặt trong tháp đá. Đặc biệt, vào năm 1727,chùa dựng tháp Tịch Quang bằng đá xanh. Ngôi tháp này là mộ của nhà sư Chân Nguyên– một nhà sư có công lớn đối với chùa. Tháp gồm bảy tầng, cao 10m, đỉnh tháp hình búpđa, trên tháp có gắn tấm bia ghi lại tiểu sử của sư Chân Nguyên…Theo Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh, chùa Quỳnh Lâm hiện còn 11 ngôi tháp, trong đócó 7 ngôi tháp với chất liệu bằng đá còn nguyên vẹn, 4 ngôi tháp được phục dựng lạitrong những năm cuối của thế kỷ XX. Cùng với đó, chùa Quỳnh Lâm có khoảng 20 ngôitháp đã bị đổ sập hoàn toàn, chỉ còn lại những dấu vết cho thấy, nơi đây từng tồn tạinhững ngôi tháp như: những phiến đá, gạch, ngói vỡ, bia đá và bát quái. Tiếc rằng nhữngngôi tháp đang bị mai một theo thời gian này cũng không mấy được quan tâm. Trong mộthội nghị đánh giá sơ bộ kết quả công tác điều tra, khai quật, nghiên cứu khảo cổ học ditích chùa Quỳnh Lâm được tổ chức ở huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), các nhà khoahọc đều khẳng định: đã có những cơ sở khoa học phục vụ chiến lược quy hoạch bảo tồn,trùng tu tôn tạo và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa nhà Trần ở huyện Đông Triều. Bởicác chuyên gia đã phân định được mặt bằng, quy mô và cấu trúc của quần thể di tích kiếntrúc khu trung tâm chùa Quỳnh Lâm thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 18), xác định được tầngvăn hóa thời Trần ở dưới lớp kiến trúc thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn… Đó là minhchứng rõ lịch sử tồn tại lâu đời của chùa Quỳnh Lâm trong lịch sử.Hy vọng, khi chiến lược quy hoạch bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị lịchsử văn hóa nhà Trần ở huyện Đông Triều được hoàn thành, trong thời gian không xa, dukhách sẽ phần nào tìm lại bóng dáng một Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm từng đượcmệnh danh là “Đệ nhất danh lam cổ tích” của nước Đại Việt.

Tài liệu được xem nhiều: