Chùa Tam Thai có tên chữ “Tam Thai tự”, được xây dựng vào năm 1630. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất còn lại ở thành phố Đà Nẵng. Vào cuối thế kỷ 17, thiền sư Hưng Liên từ Trung Quốc sang Đại Việt, là người đầu tiên đưa phái Thiền Tào Động vào Đàng Trong, đã trụ trì và lập đạo tràng tại chùa Tam Thai.Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), nhà vua đã cho xây dựng lại chùa Tam Thai. Dưới triều Nguyễn, chùa Tam Thai được sắc chỉ là Quốc Tự.Trải qua thời gian, diện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chùa Tam Thai - lịch sử hơn 400 năm Chùa Tam Thai - lịch sử hơn 400 nămChùa Tam Thai có tên chữ “Tam Thai tự”, được xây dựng vào năm 1630. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất còn lại ở thành phố Đà Nẵng. Vào cuối thế kỷ 17, thiền sư Hưng Liên từ Trung Quốc sang Đại Việt, là người đầu tiên đưa phái Thiền Tào Động vào Đàng Trong, đã trụ trì và lập đạo tràng tại chùa Tam Thai.Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), nhà vua đã cho xây dựng lại chùa TamThai. Dưới triều Nguyễn, chùa Tam Thai được sắc chỉ là Quốc Tự.Trải qua thời gian, diện mạo cảnh quan và kiến trúc xưa của chùa Tam Thaiđã có nhiều thay đổi. Từ năm 1907 đến 1995, chùa đã trải qua nhiều lầntrùng tu. Công trình kiến trúc hiện nay của chùa bao gồm nhiều hạng mụcnhư: tam quan, sân chùa, Hành cung, chùa chính,...* Tam quan: Được thiết kế theo kiểu lầu chuông lợp mái, trông rất cổ kính.* Sân chùa: Đây là một khoảng sân khá rộng, ở chính giữa có thờ tượngPhật Di Lặc bằng sa thạch - vị Phật thứ năm trong hiền kiếp, hiện thân củaước nguyện thái bình; hai bên là Hành cung - nơi vua Minh Mạng trước đâythường nghỉ ngơi mỗi khi đến vãng cảnh chùa (hiện nay Hành cung chỉ còncổng và bức tường gạch bao quanh).* Chùa chính: Chùa được xây hoàn toàn bằng gạch, mặt quay về hướngnam với hai tầng mái lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt,các cột đều trang trí rồng - phụng.Hai bên vách tiền đường có đặt hai bức phù điêu Tả Phù và Hữu Bật - haivị thần canh giữ cửa chùa. Phần chánh điện bên trong có thờ Phật Di Lặcbằng đồng lớn ngồi trên tòa sen, hai bên thờ tượng Quan Thánh và Bồ Tát.Ngoài các hạng mục công trình, tại đây người ta còn trồng xen nhiều câyxanh, càng tôn thêm vẻ thanh tịnh, mát mẻ cho ngôi chùa.Hiện trong chùa còn lưu giữ tấm biển Tam Thai tự và tấm kim bài bằngđồng hình trái tim lửa khắc theo ngự bút của vua Minh Mạng kích thướckhoảng 35x45cm.Tấm biển Tam Thai tự có ý nghĩa: Ngự chế chùa Tam Thai, năm MinhMạng thứ 6 phụng tạo.Tấm kim bài bằng đồng với ý nghĩa ngợi ca Phật pháp vô lượng từ bi phổđộ chúng sinh.Vòng ra sau lưng chùa Tam Thai, theo một con đường đất du khách sẽ gặpmột cổng vôi cổ kính phía trên có khắc 3 chữ Hán Huyền Không Quan.Đây chính là cửa vào động Hoa Nghiêm và động Huyền Không. ĐộngHuyền Không là một hang lộ thiên nằm gọn trong lòng núi. Mái động hìnhvòm, nền động bằng phẳng, trần động có 5 lỗ lớn nhỏ có thể trông thấy bầutrời bên ngoài. Trong động không có măng đá và nhũ đá, tuy nhiên váchđộng có bọt đá tạo nên những hình thù kỳ thú.Từ chân núi Thủy Sơn, du khách theo đường tam cấp phía tây để lên chùaTam Thai. Khi đến khoảng giữa đường, gặp những trụ đá to, du khách đãđến cửa ngoài của chùa Tam Thai.Đến chùa Tam Thai, ngoài việc tham quan, vãn cảnh chùa, du khách còn cóthể vào tham quan tháp Phổ Giang, chùa Từ Tâm, vọng Giang Đài…Vọng Giang Đài là điểm cao nhất ở ngọn núi Thủy Sơn. Đứng ở VọngGiang Đài, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cả một vùng đồngruộng bao la bát ngát của xứ Quảng Đà, với những con sông Cổ Cò, sôngHàn, sông Cẩm Lệ quanh co tựa như một bức tranh thủy mặc sống động.Thật đúng như cảm nhận của vị Đại sư Thích Đại Sán đến từ Trung Quốc,vị khách của Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), đã viếng thăm NgũHành Sơn vào năm 1695 và đã có một bài trường ca với tựa đề Chơi núiTam Thai, trong đó có hai câu: