Bài viết Chúa tiên Nguyễn Hoàng người mở đầu thời hội nhập của xứ đàng trong thế kỷ XVI - XVII trình bày nhà Lê sơ tiếp tục bó buộc Đại Việt theo tư tưởng Dĩ nông vi bản. Cùng thời với Nguyễn Hoàng, triều đinh Lê - Trịnh mải mê theo đuổi tham vọng vương quyền với định kiến Khổng Nho,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chúa tiên Nguyễn Hoàng người mở đầu thời hội nhập của xứ đàng trong thế kỷ XVI - XVIITAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 9(181)-201341SÖÛ HOÏC - NHAÂN HOÏC - NGHIEÂN CÖÙU TOÂN GIAÙOCHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNGNGƯỜI MỞ ĐẦU THỜI HỘI NHẬPCỦA XỨ ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVI-XVIINGUYỄN LỤC GIATÓM TẮTTrước Nguyễn Hoàng, nhà Lê sơ tiếp tụcbó buộc Đại Việt theo tư tưởng Dĩ nông vibản. Cùng thời với Nguyễn Hoàng, triềuđình Lê-Trịnh mải mê theo đuổi tham vọngvương quyền với định kiến Khổng Nho.Trong lúc bứt phá quyết liệt để tìm lối thoáttrước cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳngở thế kỷ XVI, Nguyễn Hoàng đã bắt gặpcon đường phát triển mà nhân loại đang đi:hội nhập khu vực và thế giới.Nhân 400 năm ngày mất của Tiên chúaNguyễn Hoàng, bài viết nhìn lại một sốđóng góp của ông trong lịch sử mở nước ởphương Nam.Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI luồng mậudịch hàng hải thế giới nối liền giữa phươngTây với phương Đông diễn ra cực kỳ sôiđộng. Tuyến đường thương mại đại dươngquốc tế này đi ngang qua miền duyên hảicác vương quốc Đông Nam Á trên nhữngchặng dừng chân gần cuối. Liền kề vớivương quốc Champa đang bị thu hẹp liênNguyễn Lục Gia. Trường Trung học phổ thôngTrần Quốc Tuấn, huyện Phú Hòa, tỉnh PhúYên.tục lãnh thổ, nhà nước Đại Việt tuy bịphân liệt về mặt thiết chế nhưng khôngngừng vươn lên tích lực nhằm phá vỡ thếđối đầu.Dù vậy, trước khi ý đồ lớn lao giữa các đốithủ mang tầm chinh phục đem ra thực thitrực tiếp, hình thức của một số sự kiệncũng phần nào giúp người ngoài nhận diệnkhách quan ưu thế kẻ dự cuộc. Họ Nguyễn,khởi đầu là Nguyễn Hoàng, đã vượt lêntrong nghịch cảnh sinh tồn này so với haiđối thủ của mình là vua Lê – họ Trịnh ởmặt Bắc và Champa ở phía Nam.TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢCKhông gian chật hẹp miền Thanh Nghệtrong cuộc trung hưng nhà Lê không đủ đểtạo ra thế và lực vượt trội tiến về Đông Đôhạ bệ Mạc triều. Ngay khi phát động cầnvương, viên đại thần Phụ quốc NguyễnKim đã khách quan thừa nhận: “Phần quânta tuy có thế hiểm núi rừng, nhân lực ởThanh Hóa, Nghệ An không ít nhưng vềlương thực thì không đủ mà việc chuyểnvận lại rất khó khăn” (Mai Thị, 1996, tr. 3031). Hơn chục năm sau Đoan quận côngNguyễn Hoàng càng nhận rõ điều bế tắcấy, cộng thêm sự chèn ép của Trịnh Kiểmtrong hoàn cảnh cô thế, đã phát sinh chíhướng lập nghiệp trên phần đất vươn dài42NGUYỄN LỤC GIA – CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG…xuống phía Nam của lãnh thổ Đại Việt.Được khích lệ bởi lời tiên tri của NguyễnBỉnh Khiêm, rằng “hoành sơn nhất đái, vạnđại dung thân” (nghĩa là: một dải núi ngang,dung thân muôn đời), Nguyễn Hoàngquyết định dấn thân.Chính Trịnh Kiểm trong vai trò người anhrể đã đứng ra dàn xếp cuộc Nam chinhcủa Nguyễn Hoàng, không phải bằng thiệnchí trong mối quan hệ tay đôi mà kháchquan muốn làm thay đổi cục diện chính trịđương thời. Lời bàn thuyết phục trước vuaLê Anh Tông không chỉ nói lên những kiếngiải sắc sảo của viên thái sư họ Trịnh màcòn chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng cùngnhân cách và trí tuệ của Nguyễn Hoàng:“Xứ Thuận Hóa là một kho tinh binh trongthiên hạ... Xứ ấy, địa thế hiểm trở, dân khícương cường, lại có nhiều nguồn lợi trênrừng dưới biển, là vùng trọng yếu, khôngxứ nào hơn. Gần đây, quan quân kinhlược hàng mấy chục năm mới lấy được.Vậy nên hết sức bảo vệ, để làm một bứcbình phong vững chắc... con trai thứ củaChiêu Huân Tĩnh công là Nguyễn Hoàng,là một người trầm tĩnh cương nghị, lại cómưu lược, đối với quân sĩ có độ lượngkhoan dung giản dị. Vậy xin bổ ông làmtrấn thủ, để trị an nơi biên thùy và chốnggiặc ở miền Bắc kéo vào... Như vậy thìmột vùng Ô Châu, khỏi phải để ý lo tới, hạthần sẽ khỏi phải phân tâm, mà chỉ dốc hếtý chí về việc Đông chinh... Nghiệp trunghưng sẽ có thể sớm thành công” (Lê QuýĐôn, 1978, tr. 305-306). Đây là kế sách lâudài đối phó với Mạc triều đang chiếm thếthượng phong liên tục phản công lựclượng cần vương, do đó lập tức được vuaLê Anh Tông tán thành. Đó là mùa đôngnăm Mậu Ngọ (1558). Với sự chấp thuậnnày, họ Nguyễn vừa được thoát khỏi sựtruy bức tại Tây Kinh, vừa có đất thực thi ýđồ chiến lược.Tuy nhiên, sau hàng chục năm dài xác lậpvững chắc quyền lực trên đất Thuận Hóa,Nguyễn Hoàng đang bị mắc kẹt giữa mộthệ thống chính quyền Lê-Trịnh trấn giữ ởhai đầu: Nghệ An phía Bắc, Quảng Nammặt Nam. Để tạo thế phân lập với chínhquyền Tây Đô (nhà Lê trung hưng),Nguyễn Hoàng chỉ có mỗi con đường bứtphá đầu cầu Quảng Nam, tiến xa xuốngmiền biên thùy giáp Champa đang hồi suythoái. Nhưng bằng cách nào để có đượcQuảng Nam khi mà trấn thủ tại đây là mộtviên phó tướng mẫn cán từ những ngàyđầu cần vương và tuyệt đối trung thành vớihoàng triều Lê-Trịnh?NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊNGiữ đất Quảng Nam là Trấn quận công BùiTá Hán. Ngay sau khi thu hồi xứ này từ tayquân Mạc, vào năm Ất Tỵ (1545) Tá Hánđã được vua Lê phong làm Bắc quân Đôđốc, lĩnh quân đi vỗ yên vùng biên trấn. BùiTá Hán là thuộc tướng thân cận của đạithần Phụ quốc Nguyễn Kim, từng đượcNguyễn Kim trực tiếp viết thư ủy nhiệm ...