Danh mục

Chùa 'tiền phật hậu thánh' - Một dạng thức chùa đền thờ độc đáo của người Việt

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.78 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhìn lại diễn trình phát triển của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Việt Nam, ta thấy từng tồn tại nhiều dạng chùa khác nhau, như chùa thờ thuần Phật, chùa thờ Phật kết hợp với một số vị thần như Tứ Pháp của người Việt, chùa vừa thờ Phật vừa thờ Mẫu và chùa phối thờ Phật với Thánh. Sự ra đời và phát triển của những dạng chùa này không chỉ đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, mà còn phản ánh những chuyển biến về tư tưởng của người dân và đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chùa “tiền phật hậu thánh” - Một dạng thức chùa đền thờ độc đáo của người ViệtS 4 (45) - 2013 - Di sn vn h‚a vt thCHÙA “TIỀN PHẬT HẬU THÁNH” MỘT DẠNG THỨC CHÙA/ĐỀN THỜ ĐỘC ĐÁOCỦA NGƯỜI VIỆTTS. PHM TH THU HNG*hìn lại diễn trình phát triển của nghệthuật kiến trúc Phật giáo Việt Nam, tathấy từng tồn tại nhiều dạng chùa khácnhau, như chùa thờ thuần Phật, chùa thờ Phật kếthợp với một số vị thần như Tứ Pháp của người Việt,chùa vừa thờ Phật vừa thờ Mẫu và chùa phối thờPhật với Thánh. Sự ra đời và phát triển của nhữngdạng chùa này không chỉ đánh dấu sự phát triểncủa nghệ thuật kiến trúc, mà còn phản ánh nhữngchuyển biến về tư tưởng của người dân và đời sốngtôn giáo, tín ngưỡng của họ trong những giai đoạnlịch sử cụ thể. Qua những ngôi chùa này cũng cóthể thấy rõ tinh thần nhập thế, sự gắn bó với dântộc và kết hợp chặt chẽ giữa “đạo” với “đời” của Phậtgiáo Việt Nam.Trong số những dạng chùa kể trên, có thể nói,kiến trúc kiểu “tiền Phật hậu Thánh” là mộtdạng/mô hình chùa riêng của người Việt. Xét trênnhiều góc độ, chùa “tiền Phật hậu Thánh” giống nhưmột ngôi đền thờ thần linh trong tín ngưỡng dângian của người Việt - nhiều hơn một ngôi chùa theođúng nghĩa. Vì thế, mục đích của bài viết này là quabố cục kiến trúc và tên gọi của một số công trình làlàm rõ sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dângian, chứng minh tính “đền” nhiều hơn tính “chùa”,để khẳng định về một nét đặc sắc của dạng thứckiến trúc Phật giáo này.Chùa “tiền Phật hậu Thánh” có nơi thờ Thánh,bao giờ cũng là một kiến trúc riêng biệt, thâmN* Đi hc Văn hóa Hà Ninghiêm và không lộ diện. Đó là những thiền sư cóthật trong lịch sử hoặc “được nghĩ là có thật”, đượccho là đã từng tu hành và được coi là Tổ khai sángcủa một ngôi chùa cụ thể. Ngôi chùa đó thường cónhững đặc điểm sau:- Được dựng lên với chức năng ban đầu là thờPhật, sau đó phối thờ các vị Thánh tại những đơnnguyên kiến trúc được xây dựng sau khi chết. Têngọi chung cho kiến trúc này là điện Thánh.- Điện Thánh được bài trí trang nghiêm, chỉ cótượng hoặc bài vị của một vị Thánh nhất định, hiếmkhi có thêm các tượng khác.- Chùa thường không có tượng Mẫu. Nếu có làdo các sư trụ trì thời sau đưa vào.- Người chủ trì các nghi thức tế lễ trong dịp lễhội hàng năm phải là những ông thầy cúng với tiêuchuẩn lựa chọn hết sức khắt khe hoặc là có ôngthống hoặc bà tự - mang tư cách thầy cúng sốngngay tại chùa đảm nhận.Bối cảnh xã hội Đại Việt trong thế kỷ XVII, là cơsở quan trọng cho sự ra đời một loại chùa kiểu“trăm gian”. Nhưng, để xuất hiện dạng chùa tiềnPhật hậu Thánh thì một trong những tác nhânthường được nhắc đến là đặc điểm tư tưởng vàcách ứng xử của người Việt với các thần linh. NgườiViệt vốn trọng quỉ thần, họ quen thờ phụng theokiểu dung hội các thần. Với người Việt, các đấng tốicao của mọi tôn giáo đều mang tư cách của vị thầnđầy quyền uy, có thể đem phúc hoạ đến cho đời; vìthế, khi một tôn giáo nào đó du nhập vào đất Việt,thì tôn giáo ấy thường được dân gian hóa để thích25Phm Th Thu Hng: Ch•a ¹tin Pht hu ThŸnhº...26Ch•a Keo ThŸi B˜nh - mt kin tr…c tin Pht hu ThŸnh - nh: H s di t˝ch - T liu lu tr ti Cc Di sn vn h‚ahợp, Nhiều khi thần linh của tôn giáo này lại có mặttrong giáo đường của tôn giáo kia. Một trong số đólà các vị thần linh dân gian của người Việt đượcnhập vào trong giáo đường của Phật giáo, đó là việcngười dân tôn vinh một số nhà sư đặc biệt thànhThánh và đặt thờ cùng trong khuôn viên với các vịPhật và Bồ Tát. Trường hợp này thường là các “nhàsư kiêm đạo sĩ”, nhất là các vị sư mang nhiều yếu tốMật tông, vậy nên, họ vừa là sư lại vừa là thầy chữabệnh và có cả tính chất “phù thuỷ” (có tài “bắt ấn trừtà”, “hô phong hoán vũ”)...Những ngôi chùa kiêm thờ Thánh này mang rấtrõ tính chất “đền thờ”; thậm chí, đôi lúc người taquên mất nó là chùa, nên kế tục sau các vị sưtổ/Thánh nhiều khi là những ông thống hoặc bà tựmang tư cách gần gũi với một thầy “phù thủy” chứkhông phải các nhà tu hành thuần Phật giáo.Đối với người dân, những vị Thánh đó có vị trí,vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinhthần của họ. Đến thế kỷ XVII, do có sự biến đổi củalịch sử và xã hội, được bảo trợ của tầng lớp trênvà sự đóng góp của nhân dân, nhiều chùa đãđược mở rộng, nơi thờ Thánh được tách riêng vàtrở thành một kiến trúc chính trong chùa, tạo nêndạng chùa “tiền Phật hậu Thánh” khang trang nhưngày nay.Qua một số ngôi chùa tiêu biểu có thể thấy, hầuhết các chùa tiền Phật hậu Thánh đều có bố cụcmặt bằng tổng thể kiểu “nội Công ngoại Quốc”, vớicác đơn nguyên kiến trúc được sắp xếp theo mộttrật tự rõ ràng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, có thểphân loại bố cục mặt bằng của những ngôi chùadạng này thành 2 kiểu:Kiểu 1: Nghi môn - tam quan (kiêm gác chuông)- khu thờ Phật- khu thờ Thánh - hậu đường - hai dãynhà dọc (hành lang). Đại diện cho dạng thức này cóthể kể đến chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian - Hà Nội,chùa Keo - Nam Định…Kiểu 2: Nghi môn - ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: