Danh mục

Chùa trung tâm văn hóa của người Khơme

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.60 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở xã hội Khơme, mỗi khi người dân có những bất hoà, thậm chí có cả những xung đột trong phum, trong họ tộc và gia đình thì thường mọi người đến nhà chùa thảo luận, xin ý kiến chỉ bảo của nhà sư và nhờ nhà sư giải quyết. Bên cạnh đó chùa cũng tạo điều kiện để giải thoát cho những ai lỡ sa vào các tệ nạn xã hội, cải huấn những người lầm đường lạc lối để họ quay về với gia đình, với phum. Như vậy có thể nói nhà chùa, mà cụ thể là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chùa trung tâm văn hóa của người KhơmeCHUA MOT TRUNG TAM VAN HOA CUA NGUOI KHOMEỞ xã hội Khơme, mỗi khi người dân có những bất hoà, thậm chí có cả những xungđột trong phum, trong họ tộc và gia đình thì thường mọi người đến nhà chùa thảoluận, xin ý kiến chỉ bảo của nhà sư và nhờ nhà sư giải quyết. Bên cạnh đó chùacũng tạo điều kiện để giải thoát cho những ai lỡ sa vào các tệ nạn xã hội, cải huấnnhững người lầm đường lạc lối để họ quay về với gia đình, với phum. Như vậy cóthể nói nhà chùa, mà cụ thể là các vị sư đã góp phần làm lành mạnh các quan hệ xãhội mỗi khi nó bị tổn thương, làm dịu đi những căng thẳng về tâm lý của conngười, làm trong sạch bầu không khí tinh thần đạo đức của cộng đồng... Đã bao đời trường chùa được xem như một sức mạnh tinh thần, một nền tảng đạođức, một luân lý Khơme góp phần đoàn kết cộng đồng, giữ cho xã hội phát triểntrong hoà bình và ổn định.Với người Khơme thì những lễ hội tại các ngôi chùa làmôi trường tốt để nghệ thuật cổ truyền của dân tộc được phát huy tác dụng. Nhữngloại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống như: Dù kê, Rô băm, các điệu múaSarawan, Rom wong v.v... được các nghệ nhân chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư đuatài biểu diễn “làm phước” đúng như nội dung của hội lễ. Các buổi trình diễn vănnghệ này đã thể hiện đầy đủ bản sắc văn hóa dân tộc và khẳng định được trình độvăn hóa của cả cộng đồng...Để thúc đẩy sự nghiệp phát triển nền văn hóa dân tộc Khơme trong tương lai, gópphần làm phong phú đa dạng kho tàng văn hóa Việt Nam, trước mắt cần phải chútrọng đến việc đồng thời phát triển, nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa cho đồngbào Khơme. Đặc biệt là việc tôn tạo ngôi chùa một bộ phận cấu thành văn hóaKhơme, vì ngôi chùa đã được người Khơme xem như một “bảo bối”, một “vậtthiêng” trong ý thức, đó chính là di sản văn hóa của dân tộc mà từ xưa tổ tiên đãxây dựng nên.Chùa – Một Trung Tâm Văn Hóa Của Người KhơmeHứa Sa NiTừ xa xưa, người Khơme Nam Bộ đã có một nền văn hóa phong phú, đa dạng,mang đậm sắc thái dân tộc. Và, cho đến tận bây giờ, những giá trị trong kho tàngvăn hóa ấy vẫn không hề bị phai nhạt theo thời gian. Một biểu hiện rõ nét nhấthiện nay, đối với người Khơme vùng đồng bằng sông Cửu Long, những ngôi chùaPhật giáo Tiểu thừa, một công trình kiến trúc có giá trị cao về nghệ thuật. Ngoàichức năng làm thoả mãn về nhu cầu thẩm mỹ của người dân trong vùng, ngôi chùacòn có chức năng chính yếu và hết sức quan trọng, đó là nơi sinh hoạt tôn giáo củacác tín đồ, là chốn tu hành của các nhà sư, là nơi giành cho các Upasaka, Upasikaquy y tam bảo để đến với cõi Phật. Ngôi chùa còn là “điểm tựa” vững chắc cho sựphát triển nền Phật giáo dân tộc và bảo lưu những phong tục tập quán của cả cộngđồng. Bởi lẽ các lễ hội tôn giáo, lễ hội truyền thống của dân tộc đều được cử hànhở nơi thiêng liêng này. Bên cạnh đó, cũng từ đây chữ viết dân tộc được duy trì vàphát triển.Do vậy khi nghiên cứu về văn hóa của dân tộc Khơme, chúng ta phải đặt mộttrọng tâm nghiên cứu ở ngôi chùa, một trung tâm văn hóa của cộng đồng.1. Chùa - một trường họcMặc dù ngày nay đã có trường trung học dân tộc cho các con em dân tộc Khơmehọc tập, song không vì thế mà ngôi chùa vắng đi hình bóng của các em nhỏ mỗichiều cắp sách đến chùa để học chữ, học kinh kệ. Như một truyền thống, ngôichùa Khơme từ xưa đã là một trường học.Với nội dung giáo lý vốn chứa đựng nhiều giá trị nhân bản, đạo Phật đã có nhữngảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của người Khơme. Một trong nhữngảnh hưởng sâu đậm nhất là ở lĩnh vực giáo dục đạo đức.Dân tộc Khơme vốn có tiếng nói và chữ viết riêng, được hình thành từ rất sớm.Chữ viết ấy muốn tồn tại và phát triển không có nơi nào thích hợp hơn ngoài ngôichùa. Trong khi chúng ta chưa có sự chú trọng mạnh mẽ vào việc phát triển tiếngnói và chữ viết riêng của các dân tộc ít người, khi mà điều kiện in ấn của ta cònchưa phát triển, thì ngôi chùa chính là nơi cất giữ kho tàng quý báu - chữ viếtKhơme. Các con em Khơme bên cạnh việc học tiếng phổ thông (tiếng Việt/Kinh)còn phải vào trường chùa để học văn hóa, học chữ viết. Ở một số trường chùatrước đây, các nhà sư không chỉ truyền thụ về giáo lý nhà Phật mà còn dạy cảnhững kiến thức về toán học, văn học, sử học, ngôn ngữ học (tiếng Pali). Chươngtrình giảng dạy này đã góp phần bảo vệ, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc,giúp người dân Khơme tiếp cận được với nền văn minh mới của thế giới.Bên cạnh việc giáo dục tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết đối với người dântrong vùng, trường chùa còn thể hiện vai trò tích cực trong việc giáo dục đạo đứccon người. Với xã hội Việt Nam hiện nay, vấn đề đạo đức luôn được quan tâmhàng đầu trong xây dựng nền văn hóa mới. Bởi lẽ, một trong ba giá trị tinh thầnphổ quát nhất của văn hóa nhân loại chính là cái thiện do sự phát triển của văn hóađạo đức đem lại. Sự phát triển của văn hóa đạo đức đánh dấu sự tiến bộ mang tínhchất nhân văn trong đời sống của một cộng đồng, một thời đại. Vì vậy quá trìnhxây ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: