Danh mục

Chuẩn bị tinh thần để làm bố

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.70 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hàng tỉ đàn ông trên thế giới đã từng trải nghiệm và vượt qua giai đoạn này, và tất cả đều không có chung bí quyết. Nhưng bí quyết to lớn nhất có lẽ là tình yêu của chồng dành cho vợ và tình thương của bố dành cho con. Và vì thế, để hoàn thiện hơn Vợ bạn sẽ cần bạn bên cạnh khi lâm bồn để bớt lo lắng. Ảnh: Inmagine vai trò trụ cột, khi vợ chuẩn bị lâm bồn, việc chuẩn bị tinh thần sẽ rất quan trọng với những người lần đầu làm bố. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuẩn bị tinh thần để làm bố Chuẩn bị tinh thần để làm bố Hàng tỉ đàn ông trên thế giới đã từng trải nghiệm và vượt qua giai đoạn này, và tất cả đều không có chung bí quyết. Nhưng bí quyết to lớn nhất có lẽ là tình yêu của chồng dành cho vợ và tình thương của bố dành cho con. Và vì thế, để hoàn thiện hơn vai trò trụ cột, khi vợ chuẩn Vợ bạn sẽ cần bạn bên bị lâm bồn, việc chuẩn bị cạnh khi lâm bồn để bớt lo tinh thần sẽ rất quan trọng lắng. Ảnh: Inmagine với những người lần đầu làm bố. Có con rồi, sẽ không được tự do như trước? Hãy chuẩn bị tinh thần nhé, những ông bố sẽ rất vất vả trong những tháng đầu đời của bé. Bạn sẽ không có nhiều thời gian để ngủ hay làm những việc cho riêng mình trong vài tháng đầu cho tới khi bé ngủ ngoan suốt đêm. Và khi bé ngủ nhiều hơn, bạn và vợ sẽ có nhiều thời gian dành cho mình nhiều hơn. Cùng chia sẻ việc chăm sóc con cái là điều rất quan trọng trong khoảng thời gian này và vợ chồng bạn nên làm quen với các cặp vợ chồng mới có con khác để cùng chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Trong những năm đầu, bạn có thể cùng con tham gia các hoạt động như cho bé cùng ngồi xem thể thao hoặc đọc sách báo. Những chiếc địu đặc biệt sẽ giúp bạn có thể đeo bé bên mình khi đi dạo. Chăm sóc bé sẽ chiếm hầu hết khoảng thời gian rảnh rỗi của bạn sau khi tan sở. Điều này có thể khiến bạn rất mệt mỏi, thiếu ngủ và thậm chí stress. Nhưng tất cả các ông bố, bà mẹ đều nghiệm ra rằng, thời gian ở bên con thật sự quý giá, nhất là khi bạn cảm nhận được sự thay đổi lớn lên từng ngày của con. Phải làm gì để cùng vượt cạn với cô ấy? Ngay khi vợ bạn xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh, không có nguyên tắc hay một bài học nào hướng dẫn cho bạn phải đỡ đẻ cho vợ, tự cắt dây rốn cho bé, thậm chí là ở phòng sanh cùng với vợ như thế nào. Nhưng ở các tài liệu dạy học làm bố, bạn sẽ được học các kỹ thuật mát xa và làm giảm cơn đau bằng cách đứng phía sau đầu và vai vợ trong lúc cô ấy đang sinh con. Khi học và thử những điều này, bạn nên nói chuyện với vợ để cùng tìm ra những động tác mà cả hai thấy thoải mái. Ảnh: Inmagine Sợ đến mức ngất đi là chuyện bình thường! Trong thực tế, có một số ít ông bố bị ngất xỉu khi chứng kiến vợ sinh con. Nhưng một số người khác cho rằng không có gì kinh khủng như mình đã tưởng. Hiển nhiên phụ nữ sẽ là những người vất vả nhất trong suốt cuộc vượt cạn, nhưng các ông bố vẫn giữ một vai trò chủ chốt. Vợ bạn sẽ cần bạn ở bên để bớt lo lắng, làm “trụ cột” vững chắc về tinh thần và giúp cô ấy một số việc. Ngay từ trước ngày sinh, hai vợ chồng nên nói chuyện với nhau về các cách giảm đau, thuốc, và cách trị liệu sau sinh, sau đó hãy nói lại với nhân viên y tế, phòng khi vợ còn quá đau đớn sau cơn vượt cạn và không thể tự yêu cầu với họ. Bạn cũng nên giữ liên lạc với gia đình trong suốt khoảng thời gian cô ấy sinh con để yêu cầu những hỗ trợ khi cần thiết. Bạn phải làm gì để giúp cô ấy? Bác sĩ sẽ cho bạn biết một số điều bạn không nên làm, đặc biệt là khi cả bạn và bà xã đều đã lớn tuổi. Có thể, bệnh viện sẽ yêu cầu cả hai làm nhiều xét nghiệm để tìm ra các dị tật ở thai nhi hay các vấn đề về sức khỏe khác trước khi cô ấy lâm bồn. Có thể bạn sẽ thấy sợ khi nghe những điều này nhưng chúng giúp vợ bạn và em bé sơ sinh khỏe mạnh trong suốt thời gian lâm bồn và sau khi sinh, nhất là trong những trường hợp có xảy ra biến chứng. Nếu ai đó trong họ hàng hoặc người thân đang nuôi trẻ sơ sinh, bạn nên tìm đến để học hỏi kinh nghiệm. Nếu không, bạn nên đến gặp bác sĩ sản khoa đang theo dõi thai kỳ cho vợ để được hướng dẫn. Bạn cần thu xếp đi cùng với cô ấy khi khám thai để có thể hỏi bác sĩ những điều bạn chưa rõ hoặc thu nhận thêm thông tin từ bác sĩ, nghe tim thai và ngắm em bé qua máy siêu âm trong những tuần cuối trước khi sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến tham quan, chọn lựa trước bệnh viện phụ sản bé sẽ chào đời. Bạn cần tìm hiểu cặn kẽ những quy định hành chính, thủ tục bệnh viện, chế độ bảo hiểm trước khi vợ bạn đến sinh tại bệnh viện này. Sắp xếp lại nhà cửa hoặc sửa sang và chuẩn bị các thứ cần thiết cho em bé sắp sinh là những công việc bạn cần phải làm xong vào tháng thứ 8 của thai kỳ. Chuẩn bị chu đáo để đón thiên thần nhỏ về nhà sẽ giúp bạn đỡ căng thẳng hơn, bạn không phải lo lắng nhiều việc khi đã cận ngày sinh. Cảm giác hồi hộp và lo lắng trong giai đoạn này cũng giống như cảm giác lo lắng về mọi điều khác trong cuộc sống. Vì thế, bạn có thể tập thể dục hoặc giải trí để giảm căng thẳng và lo lắng. Bạn có thể trò chuyện cởi mở với vợ? Nói chuyện với nhau có thể là một điều khó khăn trong thời gian chuyển dạ. Trư ...

Tài liệu được xem nhiều: