Chuẩn đầu ra cho một quá trình đào tạo
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuẩn đầu ra cho một quá trình đào tạo CHUẨN ĐẦU RA CHO MỘT QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO TS. Đoàn Hữu Hải Phòng Quản lý Đào tạo Tại Hội nghị bàn về chất lượng giáo dục đại học toàn quốc, công báo ngày14/2/2008, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã có kết luận chỉ đạo: “Đếntháng 12/2008, tất cả các trường đại học phải công bố chuẩn đầu ra của quá trình đàotạo, nếu không công bố thì phải có chế tài về tuyển sinh. Trường nào đã được kiểm địnhchất lượng sẽ được tăng chỉ tiêu tuyển sinh,...” và “Những ngành nào đã có chương trìnhkhung thì rà soát và công bố lại; những ngành nào chưa có thì công bố chương trìnhkhung mới. Chậm nhất đến hết năm 2009, tất cả các trường đều phải có chương trìnhkhung”. Tuy nhiên, phải đến hai năm sau, ngày 22 tháng 4 năm 2010, Bộ GD&ĐT mớiban hành văn bản số 2196/BGDĐT-GDĐH về việc Hướng dẫn xây dựng và công bốChuẩn đầu ra ngành đào tạo đồng thời yêu cầu các trường thực hiện nhiệm vụ này nhưmột điều kiện tiên quyết đối với quá trình tổ chức đào tạo. Tính đến thời điểm này, các trường đại học đã có thời gian 6 năm (2008-2014) đểtriển khai chủ trương có tầm quan trọng đặc biệt về chủ đề Chương trình đào tạo - Chuẩnđầu ra. Hội thảo “Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo” do trường Đại học Văn Hiến tổchức tại thời điểm này, vì thế có ý nghĩa hết sức thiết thực. Đây là dịp để chúng ta rà soát,đánh giá quá trình triển khai thực hiện một chủ trương lớn của ngành GD&ĐT đồng thờiqua đó tự đánh giá về chất lượng đào tạo của Nhà trường. Chắc chắn rằng, những nămgần đây hầu hết các đại học, trường đại học, học viện đã tích cực tổ chức triển khai xâydựng chương trình đào tạo, xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạothuộc cơ sở giáo dục của mình. Cũng đã có không ít các hội nghị, hội thảo từ cấp Bộ đếncấp trường được tổ chức liên quan đến chủ đề này. Trong bối cảnh đó, tôi nghĩ nội dung trao đổi của hội thảo lần này sẽ không phải làvấn đề các trường đã xây dựng chương trình, chuẩn đầu ra hay chưa mà cần tập trung traođổi các vấn đề như: Cơ sở và phương pháp được sử dụng để xây dựng các chương trìnhđào tạo, cơ sở xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho một ngành đào tạo, mối quan hệgiữa chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của một ngành học hay một quá trình đào tạovà đặc biệt, cần đánh giá vai trò của quá trình tổ chức hoạt động đào tạo đối với việc tiệmcận chuẩn đầu ra. Trên quan điểm đó và qua quan sát thực tế, tôi chú ý đến hai hiện tượng sau: Mộtlà, những năm gần đây một tỷ lệ khá cao sinh viên thuộc nhiều ngành khác nhau, khi tốtnghiệp ra trường không kiếm được việc làm; một số không nhỏ khác đã gia nhập lựclượng lao động xã hội lại không đáp ứng được yêu cầu tác nghiệp của các công ty, doanhnghiệp. Hai là, hình như việc xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo của phần lớncác trường vẫn còn mang tính hình thức, bị động và khiên cưỡng. Hai hiện tượng này, rõràng có quan hệ mật thiết với nhau. Dừng lại ở đây, ta có thể thấy rõ rằng, Chuẩn đầu ra - sản phẩm đào tạo củatrường đại học và Chuẩn đầu vào - tiêu chí tuyển dụng của các cơ sở sử dụng lao độngcòn có sự khác biệt đáng kể. Đây, rõ ràng là kết quả mà chúng ta không mong đợi. Đãđến lúc các trường đại học cần phải tìm ra, càng sớm càng tốt, nguyên nhân dẫn đến kếtquả không mong đợi này. Thực tế triển khai công tác xây dựng và phát triển chương trìnhđào tạo, xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cũng như qua kinh nghiệm chỉ đạo tổ chứchoạt động đào tạo tại các trường đại học cho phép rút ra một số nguyên nhân quan trọngvà có thể đó cũng sẽ là cơ sở để các trường xác định những nhiệm vụ cấp bách nhằm tạodựng bền vững mối liên kết “Chuẩn đầu ra – Chương trình đào tạo – Tổ chức hoạtđộng đào tạo”. Theo tôi, cần phân tích thấu đáo một số nguyên nhân sau: - Nguyên nhân thứ nhất: Chưa làm rõ sự tương tác và chưa thể hiện được tínhgắn kết giữa hai quá trình xây dựng chương trình và xây dựng chuẩn đầu ra. Thực tế, đãcó nhiều cơ sở đào tạo xây dựng chương trình xong rồi mới triển khai xây dựng ‘chuẩnđầu ra’. Một số cơ sở khác thì làm ngược lại. Điều này cho thấy còn có sự tách biệt củahai quá trình này. Thậm chí, cách hiểu khái niệm chuẩn đầu ra nơi này nơi kia cũng chưanhất quán trong quá trình xây dựng. Vậy, mối quan hệ giữa một chương trình đào tạo vớichuẩn đầu ra của nó thể hiện như thế nào? Liên quan đến vấn đề này, ta hãy tham khảo một số phương pháp tiếp cận chươngtrình đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm dưới đây: Phương pháp tiếp cận nội dung xuất phát từ quan niệm cho rằng “Giáo dục là quátrình truyền thụ các nội dung kiến thức”. Từ đó, dẫn đến cách định nghĩa “Chương trìnhđào tạo là bản phác thảo về nội dung đào tạo qua đó người dạy biết mình cần phải dạynhững gì và người học biết mình cần phải học những gì”. Phương ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Chương trình đào tạo Xây dựng chuẩn đầu ra Công bố chuẩn đầu ra Ngành đào tạo Quá trình tổ chức đào tạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Thiết kế trang Web - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
6 trang 388 0 0 -
Một số yêu cầu đặt ra đối với giảng dạy bậc đại học theo đường hướng giảng dạy phát triển kĩ năng
6 trang 278 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Sáng tác mẫu trên phần mềm tin học - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
10 trang 243 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Đồ án cơ sở - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
7 trang 157 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Văn hoá kinh doanh - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
13 trang 156 0 0 -
Biểu mẫu Kế hoạch phát triển nghề nghiệp
2 trang 151 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 151 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Thiết kế trang phục 3 - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
8 trang 142 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Thiết kế trang phục 4 - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
10 trang 137 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Toán giải tích - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
8 trang 128 0 0