Danh mục

Chuẩn kiến thức, kĩ năng và việc xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn kĩ thuật, thủ công

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.66 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Để thực hiện đánh giá hiệu quả, khi đánh giá rất cần thiết phải dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và xây dựng được bộ công cụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và việc xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn kĩ thuật, thủ công JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 122-126 CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀ VIỆC XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN KĨ THUẬT, THỦ CÔNG Hà Văn Khải Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: hakhai031952@yahoo.com Tóm tắt. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Để thực hiện đánh giá hiệu quả, khi đánh giá rất cần thiết phải dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và xây dựng được bộ công cụ. Bộ công cụ đánh giá được hiểu là các phương pháp, phương tiện và kỹ thuật được sử dụng trong suốt quá trình dạy - học nhằm đạt mục đích đánh giá. Bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn thủ công - kỹ thuật rất đa dạng, nhưng cái đích cuối cùng là GV thu thập các chứng cứ cho các nhận xét và đưa ra được nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS một cách khách quan, công bằng.1. Mở đầu Đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) của học sinh (HS) là một thành tố quantrọng của quá trình dạy học (DH), một thành tố có ảnh hưởng rất lớn đến kết quảcủa quá trình này. Mục đích của ĐGKQHT là làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưađạt được của HS về kiến thức, kĩ năng và thái độ so với mục tiêu DH đã được xácđịnh. Trên cơ sở ĐGKQHT, giáo viên (GV) có thể tìm ra nguyên nhân của nhữngsai sót trong quá trình DH để từ đó tìm ra biện pháp điều chỉnh quá trình học tậpcủa HS, đồng thời bổ sung, tự hoàn thiện hoạt động DH của mình. Đối với HS, việccông khai hóa kết quả học tập giúp HS nhận ra những thành tích và thiếu sót củamình để rút ra bài học cho bản thân. Vì vậy, ĐGKQHT chiếm vị trí đặc biệt trongcác thành tố có ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả và chất lượng DH.2. Nội dung nghiên cứu Theo thông tư 32/2009/TT/BGD & ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, banhành ngày 27 tháng 10 năm 2009, môn Thủ công, Kĩ thuật ở Tiểu học được đánhgiá bằng hình thức nhận xét và đánh giá theo Chuẩn kiến thức và kĩ năng. “Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩnăng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được.122 Chuẩn kiến thức, kĩ năng và việc xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập...Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp,ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xácđịnh cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạnsách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở môn học, hoạt độnggiáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình lịch sử ởTiểu học; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục” [1]. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Thủ công, Kĩ thuật được quy định cụ thể trongchương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số16/ 2006/ QĐ- BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo). Để tiến hành ĐGKQHT của HS theo Chuẩn kiến thức và kĩ năng, cần thiếtphải xây dựng công cụ đánh giá. Công cụ đánh giá được hiểu là các phương pháp,phương tiện và kĩ thuật được sử dụng trong suốt quá trình nhằm đạt được mục đíchđánh giá [2]. Tính năng cơ bản của các công cụ đánh giá là thu thập thông tin đểcung cấp cho GV và HS trong quá trình đánh giá và tự đánh giá. Với cách hiểu như trên, để việc ĐGKQHT môn Thủ công, Kĩ thuật đáp ứngđược yêu cầu đổi mới đánh giá và thực hiện theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, cần thiếtphải xây dựng được bộ công cụ đánh giá với nhiều loại công cụ đánh giá khác nhaunhư: - Công cụ đánh giá kĩ năng thực hành của HS. - Công cụ đánh giá mức độ hiểu bài và trình độ nhận thức của HS. - Công cụ đánh giá thái độ, tinh thần hợp tác và nhu cầu học tập của HS. - Công cụ theo dõi sự tiến bộ của HS. - Công cụ đánh giá tính tích cực, khả năng sáng tạo, năng khiếu của HS. . . Cái đích cuối cùng phải đạt được khi sử dụng các công cụ đánh giá trong cácgiờ học Thủ công, Kĩ thuật là GV thu thập được các chứng cứ cho các nhận xét vàđưa ra được nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS một cách khách quan, côngbằng. * Xây dựng công cụ đánh giá kĩ năng thực hành của HS. Trong dạy học Thủ công, Kĩ thuật, trọng tâm của đánh giá là đánh giá kĩnăng thực hành của HS. Phương pháp chủ yếu khi đánh giá kĩ năng thực hành làquan sát. Qua quan sát, GV có thể biết được mức độ lĩnh hội và khả năng vận dụngcác hiểu biết về quy trình, cách thực hiện các động tác, thao tác vào thực hành củaHS; biết được mức độ hoàn thành công việc thực hành và biết được mức độ tự lực,độc lập, sáng tạo trong công việc của HS. Khi sử dụng phương pháp quan sát, GVcó thể tiến hành đánh giá kết quả thực hành theo c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: