Thông tin tài liệu:
.Trẻ khảnh ăn có nhiều nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng và sức khỏe của bé vì vậy mà cũng bị ảnh hưởng xấu. Để cải thiện tình trạng này ở trẻ, cha mẹ cần làm gì? Nguyên nhân khiến trẻ khảnh ăn- Trẻ ăn quá nhiều quà vặt trước bữa chính khiến cảm giác hứng thú với bữa ăn chính không còn.- Bố mẹ cho trẻ ăn một loại thực phẩm quá nhiều làm tổn thương dạ dày trẻ. Hành vi này có thể xuất phát từ việc trẻ thích ăn thứ đó hoặc bố mẹ cho rằng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chứng khảnh ăn ở trẻChứng khảnh ăn ở trẻTrẻ khảnh ăn có nhiều nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng và sứckhỏe của bé vì vậy mà cũng bị ảnh hưởng xấu. Để cải thiện tìnhtrạng này ở trẻ, cha mẹ cần làm gì?Nguyên nhân khiến trẻ khảnh ăn- Trẻ ăn quá nhiều quà vặt trước bữa chính khiến cảm giác hứng thúvới bữa ăn chính không còn.- Bố mẹ cho trẻ ăn một loại thực phẩm quá nhiều làm tổn thương dạdày trẻ. Hành vi này có thể xuất phát từ việc trẻ thích ăn thứ đó hoặcbố mẹ cho rằng ăn nhiều thứ đó sẽ tốt cho sự phát triển của con.- Tâm lý tiêu cực. Việc người lớn nghĩ và nói ra rằng trẻ không ănđược thứ này, thứ kia, hay việc người lớn chê các món ăn của chínhmình cũng có thể ảnh hưởng đến ý thức của trẻ về việc ăn những thứđó.- Trẻ mắc các chứng bệnh như thiếu sắt, kẽm, canxi, thiếu máu, đaudạ dày… đều khiến chức năng tiêu hóa giảm và dễ trở nên khảnh ăn.- Ăn uống không theo quy luật. Thường mỗi dịp lễ Tết, nghỉ hè, trẻkhông phải đến trường, theo cha mẹ đi chơi… quy luật sinh hoạtthường ngày bị phá vỡ và lượng thực phẩm bị giảm bớt. Sau nhữngngày nghỉ, 3 bữa chính của trẻ rất khó tổ chức lại như cũ.- Trình độ nấu nướng của người lớn. Các món ăn không được thay đổiđa dạng, nấu nướng không ngon đều khiến trẻ khảnh ăn.Giải quyết khảnh ăn không khó- Cho trẻ ăn theo quy luật ngày 3 bữa theo đúng giờ với lượng thựcphẩm phân bổ đều và có hạn định. Hạn chế tối đa ăn vặt.- Thay đổi thực đơn đa dạng, chú ý đến phương pháp chế biến chongon mắt và mùi vị hấp dẫn.- Không để trẻ vừa ăn vừa xem tivi, đọc truyện hoặc chơi đồ chơi.Việc này có thể khiến trẻ ăn thụ động và không cảm thấy vị ngon. Nêncho trẻ ăn cố định ở một nơi và tốt nhất là cùng ngồi ăn với gia đình.- Tác động tâm lý tích cực bằng việc khen các món ăn ngon và có lợicho “sức mạnh” để trẻ thích thú khám phá. Bên cạnh đó, cần tạokhông khí thoải mái cho bữa ăn, tránh phê bình thành tích học, tráchmắng, dọa nạt hay trừng phạt trẻ dưới nhiều hình thức trong khi ăn.- Hàng ngày nên cho trẻ hoạt động nhiều, uống nhiều nước lọc, nhưngnên tránh hoạt động mạnh ngay trước bữa ăn.- Tạo cơ hội cho trẻ tự xúc ăn. Trẻ từ 2, 3 tuổi đã có nhu cầu tự xúcăn, cha mẹ không nên vì sợ trẻ tự ăn không được nhiều hay làm bẩnáo quần mà ngăn cản.- Cho trẻ thử nhiều lần. Không phải bất cứ món ăn mới nào cũng làmtrẻ hứng thú ngay từ lần đầu nếm thử, có nhiều trẻ phải ăn đến 7, 8 lầnmới thấy thích. Vì vậy cha mẹ không nên từ bỏ nếu mới nấu một lầnvà tưởng rằng con không thích.