Danh mục

Chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho tổ chức kinh tế tại tỉnh Đồng Nai: Thực trạng và giải pháp

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 728.59 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho tổ chức kinh tế tại tỉnh Đồng Nai: Thực trạng và giải pháp đánh giá việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đồng Nai, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, bất cập, mang lại hiệu quả thiết thực cho cả Nhà nước và các tổ chức kinh tế trên địa bàn nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho tổ chức kinh tế tại tỉnh Đồng Nai: Thực trạng và giải pháp Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CHO TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Trần Thế Long Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, 236B Lê Văn Sỹ, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Cùng là bất động sản không tách rời nhau nhưng pháp luật lại quy định đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không bắt buộc, bên cạnh nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh tế đã gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai, bảo hộ quyền sở hữu và sử dụng đất đai của người có tài sản, phát sinh thêm thủ tục đăng ký khi tổ chức phát sinh mới nhu cầu đăng ký quyền sở hữu tài sản. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đồng Nai, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, bất cập, mang lại hiệu quả thiết thực cho cả Nhà nước và các tổ chức kinh tế trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp trong việc xử lý hồ sơ đăng ký, chứng nhận quyền sở hữu tài sản kết hợp phương pháp điều tra bằng phiếu lấy ý kiến của lãnh đạo, cán bộ chuyên môn và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kết quả, công tác chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho tổ chức kinh tế còn gặp một số khó khăn, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực hiện và bổ trợ khác nhằm nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ chứng nhận quyền sở hữu cho các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đồng Nai. Từ khóa: Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, chứng nhận quyền sở hữu tài sản, tổ chức kinh tế. 1. MỞ ĐẦU Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là cơ sở tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam, Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai nhưng không trực tiếp khai thác, sử dụng mà thông qua cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để trao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong quá trình sử dụng đất, các tổ chức kinh tế có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trong đó có quyền được chứng nhận sở hữu tài sản gắn liền với đất. Theo quy định hiện hành thì các tổ chức kinh tế chỉ được đăng ký thế chấp quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi tài sản đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Do vậy, các tổ chức kinh tế có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh đồng loạt thực hiện thủ tục để được chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã tạo ra áp lực không nhỏ cho các cơ quan chức năng. Nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các giải pháp để thực hiện tốt công tác đăng ký, chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới, do đó tiến hành nghiên cứu Chứng nh n qu ền sở hữu t i sản gắn liền với đất cho các tổ chức inh tế tại tỉnh Đồng Nai: Thực trạng và giải pháp” là thực sự cần thiết. 285 The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, tài liệu Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai để phân tích mối tương quan giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với công tác chứng nhận quyền sở hữu tài sản nói riêng và công tác quản lý đất đai nói chung. Thu thập số liệu, tài liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai. Thu thập, thống kê các văn bản liên quan đến việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai, thông qua các trang thông tin điện tử của Chính phủ, trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và trang thông tin điện tử của UBND tỉnh Đồng Nai để nắm tình hình đăng ký đất đai, chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở Đồng Nai qua các năm. Thu thập, tổng hợp các số liệu, tài liệu liên quan đến việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức kinh tế tại Văn phòng đăng ký đất đai và Sở Xây dựng bao gồm: bản đồ tài sản, bản vẽ hoàn công, giấy phép xây dựng, số lượng tổ chức kinh tế đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản để tổng hợp kết quả nghiên cứu về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đến thời điểm nghiên cứu. 2.2. Phƣơng pháp điều tra Phương pháp điều tra được sử dụng để lấy ý kiến về quá trình thực hiện đăng ký, chứng nhận quyền sở hữu tài sản bằng phiếu thu thập thông tin của 2 nhóm đối tượng: - Người quản lý và các cán bộ chuyên môn thuộc Văn phòng đăng ký đất đai, Sở Xây dựng và Cơ quan thuế. Nội dung chính để phỏng vấn bao gồm: thời gian thực hiện chứng nhận sở hữu nhanh, chậm như thế nào; thuận lợi, khó khăn do quy định của pháp luật; thuận lợi, khó khăn phát sinh trong thực tế; đề xuất biện pháp giải quyết các khó khăn. - Các tổ chức kinh tế đã được chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Nội dung chính mẫu phiếu điều tra bao gồm: Mục đích của việc chứng nhận sở hữu tài sản gắn liền với đất; việc chứng nhận sở hữu tài sản gắn liền với đất có quan trọng và cần thiết hay không; những lợi ích mang lại từ việc chứng nhận sở hữu tài sản; những khó khăn, phiền hà trong quá trình thực hiện chứng nhận sở hữu; thời gian thực hiện; năng lực và thái độ phục vụ của các cơ quan liên qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: