Thông tin tài liệu:
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã thực sự hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc: Là hệ thống chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Đối với loại chứng từ này, nhà nước tiêu chuẩn hóa về quy cách biểu mẫu, chỉ tiêu phản ánh và phương pháp lập và áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chứng từ kế toán và phân loại chứng từ kế toán
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh và đã thực sự hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
1. Hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán có nhiều loại và được tập hợp thành hệ thống chứng từ.
Hại hệ thống chứng từ kế toán:
Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc:
Là hệ thống chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý
chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Đối với loại chứng từ này, nhà nước tiêu chuẩn
hóa về quy cách biểu mẫu, chỉ tiêu phản ánh và phương pháp lập và áp dụng thống nhất cho
tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.
Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn:
Đa phần là những chứng từ sử dụng trong nội bộ đơn vị. Nhà nước hướng dẫn các chỉ tiêu
đặc trưng để các đơn vị trên cơ sở đó vận dụng vào từng trường hợp cụ thể thích hợp. Các
đơn vị có thể thêm bớt một số chỉ tiêu cụ thể, thích hợp với nội dung và yêu cầu phản ánh
nhưng phải đảm bảo những yếu tố cơ bản của chứng từ và có sự thoản thuận bằng văn bản
của Bộ Tài chính.
2. Dựa vào công dụng và mục đích sử dụng, có nhiều cách để phân loại chứng từ kế
toán.
2.1 Phân loại theo công dụng
Chứng từ mệnh lệnh: lệnh chi tiền, lệnh điều động vật tư,...
Chứng từ chấp hành: phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,...
Chứng từ thủ tục: chứng từ ghi sổ trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ,...
Chứng từ liên hợp: lệnh kiêm phiếu xuất kho, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho,...
2.2 Phân loại theo địa điểm lập chứng từ
Chứng từ bên trong: phiếu xuất vật tư cho phân xưởng sản xuất, bảng kê thanh toán lương,
hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao tài sản cố định cho đơn vị khác,...
Chứng từ bên ngoài: hóa đơn mua hàng, hợp đồng vận chuyển mua ngoài,...
2.3 Phân loại chứng từ theo trình tự lập
Chứng từ ban đầu: hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi,...
Chứng từ tổng hợp: bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, các bảng kê,...
2.4 Phân loại theo số lần ghi các nghiệp vụ kinh tế trên chứng từ
Chứng từ một lần:
Chứng từ nhiều lần:
2.5 Phân loại theo tính cấp bách của thông tin trong chứng từ
Chứng từ bình thường:
Chứng từ báo động: sử dụng vật tư quá định mức, thực hiện hợp đồng kinh tế không bình
thường, thanh toán tiền vay không kịp thời,...
2.6 Phân loại theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ ghi trên chứng từ
Chỉ tiêu lao động và tiền lương
Chỉ tiêu hàng tồn kho
Chỉ tiêu bán hàng
Chỉ tiêu tiền mặt
Chỉ tiêu tài sản cố định
2.7 Phân loại theo dạng thể hiện dữ liệu và lưu trữ thông tin của chứng từ
Chứng từ thông thường: thể hiện dưới dạng giấy tờ
Chứng từ điện tử