Cây chuối hột được dùng để chữa bệnh sỏi thận, đái tháo đường... Gần đây người ta lại ưa dùng chuối hột rừng hơn chuối hột nhà. Vì mọc ở rừng nên chuối rừng an toàn hơn và chắc là phải mạnh hơn chuối trồng ở vườn nhà? Chuối rừng có lẽ còn lạ với bà con thành phố nhưng không lạ gì với dân sống ở vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Trung. Chuối hột rừng, tên khoa học là Musa acuminata Colla thuộc họ chuối (Musaceae). Cây có thân giả cao tới 3 - 4m; lá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuối hột rừng món ăn - bài thuốc nhiều công dụng Chuối hột rừng món ăn - bài thuốc nhiều công dụngCây chuối hột được dùng để chữa bệnh sỏi thận, đái tháo đường... Gần đâyngười ta lại ưa dùng chuối hột rừng hơn chuối hột nhà.Vì mọc ở rừng nên chuối rừng an toàn hơn và chắc là phải mạnh hơn chuốitrồng ở vườn nhà? Chuối rừng có lẽ còn lạ với bà con thành phố nhưngkhông lạ gì với dân sống ở vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Trung.Chuối hột rừng, tên khoa học là Musa acuminata Colla thuộc họ chuối(Musaceae).Cây có thân giả cao tới 3 - 4m; lá có phiến dài, mặt dưới có thể tía; cuốngxanh có sọc đỏ. Hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng ở ngọn (khác với cácloài chuối trồng có hoa mọc thõng xuống), màu đỏ thẫm, xen lẫn với nhữngquả chuối màu vàng rộm, số nải ít hơn 10, mo quấn lên. Hoa chuối hột rừngmọc thẳng đứng ở ngọn (khác với các loài chuối trồng có hoa mọc thõngxuống), có loại màu đỏ thẫm (còn gọi là chuối rừng hoa đỏ - Musaparacoccinea A.Z. Liu. & D.Z. Li), xen lẫn với những quả chuối màu vàngrộm. Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4 - 5mm.Trái chuối hột rừngTrái chuối rừng to bằng ngón tay cái, có hạt, lúc chín vàng ươm ăn ngọt lịm.Nhưng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làmthuốc. Chuối hột rừng có hai loại, trái lớn và trái nhỏ. Tất cả ngâm rượu đềuthơm, ngon nhưng loại trái nhỏ có phần nhỉnh hơn vì nhựa nhiều. Chuốicàng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt.Trái chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộmsứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy.Trái chuối hột rừng có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyếtáp.Trị trẻ em táo bón: lấy 1 - 2 trái chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quảngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươiphút sau là đi đại tiện được.Trị sỏi bàng quang: trái chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổtrong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lầntrong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.Trị bệnh thống phong (bệnh gút): quả chuối hột (rừng) 3g, củ ráy (rừng) 4g,khổ qua 1g, tỳ giải 2g. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/gói, ngày uống 2 - 3gói pha nước đun sôi uống, không được cho đường vào.Trị hắc lào: trái chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôihoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữaviêm loét dạ dày với kết quả tốt.Xổ giun: quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.Không được ăn quả chuối rừng còn xanh (chưa chín) vì rất dễ bị ngộ độchoặc táo bón nặng vì quá nhiều chất tanin.Hạt chuối hộtChuối hột dùng để chữa bệnh là chuối có nhiều hạt, hạt vỏ đen bên trong cóbột trắng. Cách lấy hạt chuối hột cũng rất kỳ công, phải để chuối chín mớilấy hạt được, hạt được sao khô thơm nhẹ. Hạt chuối hột có thể dùng để ngâmrượu hoặc tán nhỏ sắc uống hàng ngày.Giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp: 200g giãnát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnhthoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trướckhi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống.Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bộtmịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm chế nước sôi pha trà uống.Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nướctiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ.Kết quả rất tố